1. Herpes là gì?
Herpes có tên đầy đủ là Herpes Simplex, đây là tác nhân xâm nhập và gây ra bệnh ngoài da. Loại virus này có 2 chủng chính là:
-
Herpes loại 1: Còn gọi là Herpes miệng hay HSV-1, chúng thường gây bỏng rộp, lở loét xung quanh môi và miệng.
-
Herpes loại 2: còn gọi là Herpes sinh dục hay HSV-2, chúng thường gây bỏng rộp, lở loét xung quanh bộ phận sinh dục và có thể ở cả trực tràng.
Herpes xâm nhập và gây bệnh ngoài da
Herpes có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như mặt, cổ, thắt lưng,… Có trường hợp mụn rộp sinh dục do chủng Herpes loại 1 gây ra, nhưng thường không nguy hiểm và không phổ biến.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus Herpes khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ người bệnh hoặc vật dụng của họ. Virus Herpes có thể duy trì tồn tại trong cơ thể và phát triển mạnh khi gặp yếu tố thuận lợi, đặc biệt là hệ miễn dịch suy yếu hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tổn thương da ở miệng do virus Herpes gây ra
Trẻ em là đối tượng dễ mắc Herpes miệng nhất, triệu chứng và diễn tiến bệnh cũng thường nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành. Có một vài trường hợp hiếm gặp, virus này còn là nguyên nhân viêm não Herpes ở trẻ sơ sinh. Tiếp xúc da trực tiếp qua hôn môi, quan hệ tình dục hay qua tiếp xúc vật dụng cá nhân khiến virus này dễ dàng lây nhiễm từ người sang người.
Hiện nay y học chưa tìm ra cách nào có thể tiêu diệt hoàn toàn virus Herpes, mặc dù việc loại bỏ triệu chứng bệnh là khá dễ dàng. Điều trị triệu chứng sẽ khiến các vết mụn rộp ở miệng hay cơ quan sinh dục cũng như các triệu chứng bệnh khác biến mất, song virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ lại tái phát và thường nặng hơn lần trước.
2. Triệu chứng bệnh do virus Herpes gây ra
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc virus Herpes là gì thì đây là loại virus liên quan đến tình trạng nhiễm virus và nổi mụn rộp ở bộ phận sinh dục hoặc quanh môi, miệng. Bệnh thường không có dấu hiệu điển hình hoặc dấu hiệu nhẹ khó nhận ra. Đa phần người bệnh đều không biết bản thân mắc bệnh.
Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:
2.1. Herpes miệng
Đầu tiên, một vài vùng da quanh môi, miệng sẽ bị phỏng đỏ, ngứa, nóng rát và đau. Đây là triệu chứng ban đầu, sau đó mụn nước sẽ hình thành và lở loét cũng xuất hiện trong hoặc xung quanh miệng. Lúc này tình trạng đau sẽ nặng hơn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có thể khiến trẻ quấy khóc, khó chịu.
Herpes miệng thường phát triển trong một vài ngày
Thông thường, sau một vài ngày, các mụn nước này sẽ vỡ ra, dịch chảy ra ngoài và khô lại. Người bệnh sẽ không còn cảm giác đau đớn, khó chịu nữa, thường tổn thương này cũng không để lại sẹo. Tuy nhiên một vài trường hợp bội nhiễm hoặc hệ miễn dịch yếu khiến bệnh tiến triển nặng hơn và kéo dài hơn.
Herpes miệng thường xuất hiện thành từng đợt với tần số tái phát ở mỗi người là khác nhau. Nguyên nhân là do virus Herpes luôn tồn tại trong cơ thể, không thể tiêu diệt hoàn toàn. Thông thường Herpes miệng tái phát sẽ nặng và kéo dài hơn so với lần đầu.
2.2. Herpes sinh dục
Khác với Herpes miệng, Herpes sinh dục ít có dấu hiệu nên nhiều người nhiễm bệnh nhưng không hề hay biết. Không ít trường hợp bị Herpes sinh dục nhưng triệu chứng nhẹ nên khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu bệnh phát triển nặng, mụn rộp và lở loét sẽ xuất hiện ở cả bộ phận sinh dục lan xuống hậu môn. Ngoài triệu chứng điển hình này, người bệnh còn mắc phải:
-
Sốt.
-
Đau nhức cơ thể.
-
Sưng hạch bạch huyết.
Đa phần bệnh sẽ tự giảm nếu tuân thủ kiêng khem và vệ sinh đúng cách, hiếm khi gặp trường hợp nhiễm trùng và biến chứng nặng. Một số vấn đề do Herpes sinh dục gây ra bao gồm: Herpes trực tràng, Herpes bàng quang, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường sinh dục,...
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Herpes
Chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Herpes không phức tạp, nhưng cần thực hiện kịp thời kết hợp chăm sóc phòng tránh bệnh tái phát. Ngoài việc hiểu rõ virus Herpes là gì, tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh cũng giúp bạn tự quản lý sức khỏe tốt hơn.
Chẩn đoán Herpes thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng
3.1. Chẩn đoán virus Herpes
Chẩn đoán bệnh do virus Herpes thường dựa vào kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm. Một số loại xét nghiệm thường được thực hiện bao gồm:
Xét nghiệm dịch mụn: Kiểm tra dịch trong mụn nước như mụn rộp trên da hoặc ở các vị trí có nghi ngờ nhiễm virus Herpes như: cổ họng, miệng, mũi, hậu môn, trực tràng, âm đạo,… để phát hiện virus Herpes.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để tìm kiếm kháng thể HSV-1 và HSV-2.
Xét nghiệm phản ứng chuỗi Polymerase: Mẫu xét nghiệm là máu hoặc dịch não tủy hoặc thử nghiệm DNA để phát hiện virus HSV.
3.2. Điều trị bệnh do virus Herpes
Dù không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh cũng như nguy cơ tái phát bệnh, nhưng chăm sóc và điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh và phòng ngừa tái phát. Đa phần các trường hợp điều trị Herpes nhằm mục đích chống bội nhiễm ở các vị trí tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của virus.
-
Việc điều trị cần được thực hiện sớm để giảm triệu chứng và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh.
-
Nếu mắc Herpes sinh dục, cần tư vấn điều trị cho cả đối tác và hướng dẫn cách phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
-
Sử dụng kháng sinh phổ rộng nếu cần thiết.
-
Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và nghỉ ngơi đủ.
Quan hệ tình dục an toàn giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus Herpes
Để ngăn chặn nhiễm trùng và giúp bệnh tự lành, hãy duy trì vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng cho vùng da bị rộp Herpes. Tắm nước ấm có thể làm giảm đau từ vết loét Herpes sinh dục, trong khi chườm lạnh có thể giảm đau từ mụn rộp quanh miệng.
Virus này dễ lây nhiễm, vì vậy nếu bạn mắc bệnh, hãy thông báo và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác. Đặc biệt, hạn chế quan hệ tình dục không an toàn và không sử dụng chung vật dụng cá nhân để tránh lây nhiễm.