Khi đi làm, chúng ta thường nghe nhắc tới cụm từ hiệu quả làm việc, và ai cũng mặc nhiên hiểu rằng đó là KPI quan trọng, là tiêu chí mà bất kỳ ai đi làm cũng cần phải quan tâm, phải cố gắng hoàn thành công việc với kết quả và hiệu quả tốt nhất. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu rõ rằng hiệu quả làm việc là gì, đo lường bằng cách nào chưa?
Hiệu quả làm việc đo lường bằng cách nào?
Tuỳ theo từng công ty, từng tính chất công việc, mà hiệu quả làm việc sẽ được đo lường bằng các tiêu chí khác nhau, nhưng thường sẽ xoay quanh một số điều sau:
- Kết quả làm việc: Đạt hay không đạt, có vượt trội hơn, mang về kết quả tốt hơn so với target không?
- Chất lượng công việc: Kết quả mang về có đảm bảo chất lượng không, hay đang bất chấp chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng, cuối cùng số lượng thì nhiều mà chất lượng lại kém?
- Thời hạn hoàn thành: Nhân viên có hoàn thành công việc đúng thời hạn không, hay sớm hơn hoặc trễ hơn so với deadline mà công ty đặt ra từ trước?
- Khả năng teamwork với đồng nghiệp: Để hoàn thành tốt những việc được giao, nhất là các công việc phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nhân viên, nhiều phòng ban, thì khả năng teamwork sẽ trở thành tiêu chí cần thiết để đánh giá, đo lường hiệu quả làm việc của mỗi người.
- Thái độ làm việc: Mặc dù không liên quan trực tiếp tới hiệu quả làm việc, nhưng thái độ làm việc chẳng hạn như sự chuyên cần, đi làm đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc, tập trung, không làm việc riêng,… cũng có thể là tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc, đánh giá performance của nhân viên để cân nhắc tăng lương, thăng tiến.
Làm việc mà hiệu quả không tốt thì sẽ thế nào?
Sau khi giải đáp hiệu quả làm việc là gì, đo lường bằng cách nào, thì có thể bạn đang lăn tăn rằng nếu làm việc mà hiệu quả không tốt thì sẽ thế nào? Thật ra, ai cũng có thể tự trả lời câu hỏi này, nhưng chưa chắc rằng câu trả lời của bạn sẽ đầy đủ các ý, các hệ quả, các bất lợi mà chúng ta phải đối mặt khi kết quả làm việc không tốt. Dưới đây là một số hệ quả thường gặp khi làm việc mà hiệu quả không tốt:
- Ảnh hưởng xấu tới thu nhập: Các công việc như nhân viên kinh doanh, tư vấn viên, hoặc các vị trí có lương KPI theo kết quả làm việc, thì tất nhiên nếu làm việc mà hiệu quả không tốt, mang lại kết quả kém, thì tiền lương sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới thu nhập của mình.
- Bị cấp trên trách mắng: Khi cấp trên tin tưởng giao việc, giao nhiệm vụ, mà bạn lại làm không tốt, mang về hiệu quả kém, thậm chí để xảy ra nhiều sai sót trong quá trình làm việc, thì khả năng cao rằng sẽ bị cấp trên trách mắng, nhẹ thì trách đơn thuần vài câu, nặng hơn thì có thể lớn tiếng, phê bình trước mặt nhiều người. Đồng thời, trong tương lai gần, cấp trên cũng khó lòng tin tưởng giao cho bạn những việc quan trọng, có thể sẽ chỉ kêu bạn làm những việc lặt vặt, lắt nhắt, nói chung là không được trọng dụng.
- Bị đồng nghiệp chê: Có thể đồng nghiệp sẽ không nói ra, nhưng họ sẽ âm thầm chê bai, nghĩ xấu trong đầu, cho rằng bạn kém cỏi, lúc nào làm việc cũng mang về hiệu quả không tốt, có những việc đơn giản mà làm cũng không xong.
- Bị khách hàng/đối tác complain: Nếu công việc của bạn phải thường xuyên giao tiếp, làm việc với khách hàng, đối tác, mà hiệu quả không tốt, không như kỳ vọng của đối phương, chất lượng phục vụ kém so với hứa hẹn, thì bạn sẽ bị họ complain, công ty của bạn cũng bị ảnh hưởng, bị mất uy tín.
- Cản trở cơ hội được tăng lương, thăng tiến: Thông thường, các công ty sẽ có đợt review năng lực định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, trong những lần đánh giá ấy, những ai có hiệu quả làm việc không tốt thì sẽ khó lòng được tăng lương, và cơ hội thăng tiến cũng sẽ phải nhường cho những nhân viên khác, những người làm việc tốt hơn.