1. Định nghĩa về huyết áp
Huyết áp là áp lực từ mạch máu tác động lên thành động mạch. Đo huyết áp thông qua hai chỉ số chính:
-
Huyết áp tâm thu: áp lực máu lên động mạch khi tim co bóp.
-
Huyết áp tâm trương: áp lực máu lên động mạch khi tim giãn ra.
Người khỏe mạnh thường có huyết áp ở mức 120/80 mmHg
2. Phân loại
Theo Hội tim mạch và huyết áp Châu Âu năm 2018, chỉ số huyết áp được phân loại như sau:
2.1. Huyết áp bình thường
Các bác sĩ xác định chỉ số về huyết áp bình thường trong trường hợp:
-
Huyết áp tâm thu (chỉ số cao) nằm trong khoảng từ 90 mmHg đến 129 mmHg;
-
Huyết áp tâm trương (chỉ số thấp) nằm trong khoảng từ 60 mmHg đến 84 mmHg.
2.2. Xác định về huyết áp thấp
Chỉ số huyết áp thấp được xác định dựa trên huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Khi đó, huyết áp thấp gây ra các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,..
2.3. Xác định về chỉ số huyết áp cao
Các bệnh như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận,... có thể phát triển từ chỉ số huyết áp cao, khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đạt hoặc cao hơn 140/90 mmHg.
Những người có chỉ số huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu ở khoảng 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ở khoảng 85-89 mmHg, cũng cần được theo dõi tăng huyết áp.
Chỉ số huyết áp bình thường khiến rất nhiều người băn khoăn
3. Vì sao xuất hiện tình trạng huyết áp lên xuống thất thường?
Huyết áp lên xuống không đều là tình trạng phổ biến, khó kiểm soát và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân gây ra huyết áp không ổn định bao gồm:
-
Tâm trạng biến đổi: Tình trạng tâm lý và cảm xúc có thể gây biến động cho chỉ số huyết áp. Ví dụ, căng thẳng, lo lắng hoặc trải qua một số sự cố có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột;
-
Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá thường xuyên;
-
Thay đổi môi trường sống đột ngột mà cơ thể chưa thích nghi được;
-
Sử dụng thuốc hoặc liều lượng không phù hợp ảnh hưởng đến huyết áp;
-
Biến chứng từ một số bệnh như suy tim, rối loạn thần kinh, sốt, đau ngực,...
Huyết áp không ổn định gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe
4. Dấu hiệu thường gặp của huyết áp không ổn định
Hiện tượng huyết áp thất thường thường không ổn định, có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài trong thời gian dài. Người có chỉ số huyết áp biến đổi thường thường cũng trải qua biến đổi hàng ngày hoặc theo giờ với mức độ nhất định.
Dấu hiệu phổ biến của người gặp phải huyết áp thất thường:
-
Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu;
-
Thường gặp hiện tượng như ù tai hoặc đau đầu;
-
Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, mặt đỏ, đổ mồ hôi nhiều;
-
Khó kiểm soát chỉ số huyết áp và thường biến đổi;
-
Huyết áp biến đổi kéo dài có thể làm suy giảm độ đàn hồi của mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
5. Phương pháp chẩn đoán chỉ số huyết áp
Đo huyết áp là phương pháp chẩn đoán hiệu quả cho chỉ số huyết áp. Cụ thể về 3 hình thức đo huyết áp:
-
Đo huyết áp tại bệnh viện: HA ≥ 140/90 mmHg;
-
Đo huyết áp tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg;
-
Sử dụng máy Holter đo huyết áp trong 24 giờ: HA ≥ 130/80 mmHg.
6. Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách
Quy trình đo huyết áp cần tuân thủ các tiêu chí sau đây để có kết quả chính xác:
-
Nghỉ ngơi trong 15 phút trước khi đo;
-
Tránh hút thuốc lá và uống cà phê trong 2 giờ trước khi đo;
-
Tư thế đo huyết áp: nằm hoặc ngồi, chân chạm sàn, tay thẳng, đặt ngang cơ tim;
-
Đo huyết áp lần đầu ở hai tay, chọn tay có huyết áp cao hơn để đo;
-
Mỗi lượt đo gồm 2 lần, cách nhau không quá 2 phút. Nếu hai lần đo khác biệt hơn 10 mmHg, thực hiện lần thứ 3 sau 2 phút;
-
Sử dụng máy đo huyết áp tự động và cánh tay có kích thước tiêu chuẩn.
Lưu ý: Bạn có thể đo huyết áp vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, buổi sáng hoặc chiều, hoặc khi có dấu hiệu của thay đổi huyết áp.
Mỗi cá nhân cần thường xuyên kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của mình