Ngay cả những người đã có kinh nghiệm làm việc cũng có thể gặp phải tư duy này. Đây được biết đến như là hiệu ứng Dunning Kruger, từ tâm lý học đến cuộc sống hàng ngày, hiểu về hiệu ứng này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình phát triển cá nhân.
Vậy hiệu ứng Dunning-Kruger là gì?
Hiệu ứng Dunning Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức khi một người đánh giá trí tuệ, khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó cao hơn thực tế. Nói một cách đơn giản, đây là cách gọi của hiệu ứng những người có kỹ năng nhưng lại tự cao tự đại, đánh giá kỹ năng của họ cao hơn trung bình hoặc thậm chí là thực tế.
Định nghĩa này được tạo ra vào năm 1999 dựa trên nghiên cứu của các nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger. Họ đã thực hiện một bài kiểm tra về khả năng ngữ pháp, logic và khiếu hài hước của các tình nguyện viên. Kết quả cho thấy, những người có điểm thấp nhất lại tự đánh giá cao khả năng của mình.
Lý do cho hiện tượng này là do họ chưa thạo đủ/khái niệm trong lĩnh vực đó, nên họ chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về bản thân.