Hiệu Ứng Người Quan Sát (bystander effect) là khi càng đông người, chúng ta càng ít động lực giúp đỡ nạn nhân. Làm thế nào để quyết định hơn trong những tình huống cấp bách?
Từ nhỏ, chúng ta luôn được dạy rằng hãy giúp đỡ người khác. Nhưng bạn đã từng gặp một tình huống cần sự giúp đỡ và bỗng nhiên cảm thấy bất lực chưa?
Bạn bất đồng khi chứng kiến một vụ bạo lực, hay một vụ tai nạn trên đường. Không phải bạn không muốn giúp đỡ, mà cảm giác có một lực lượng nào đó ngăn cản bạn. Và đôi khi, “lực lượng” đó bắt nguồn từ… số lượng nhân chứng có mặt.
“Hiệu Ứng Người Quan Sát' Là Gì?
Hiệu Ứng Người Quan Sát (Bystander effect), còn được gọi là hiệu ứng bàng quan, xảy ra khi sự hiện diện của người khác ngăn cản một cá nhân can thiệp vào tình huống khẩn cấp.
Tâm Lý “Sẽ Có Ai Đó Giúp' hoặc “Mình Không Phải Anh Hùng' khiến một người lẻn vào đám đông, chờ người khác ra tay trước. Ngược lại, khi đơn độc hoặc ít người xung quanh, chúng ta sẽ quyết đoán hơn trong hành động.
Để kiểm chứng hiệu ứng bàng quan, hai nhà nghiên cứu Bibb Latané và John Darley đã thực hiện một loạt các nghiên cứu lịch sử với sinh viên của họ. Một trong số đó là thí nghiệm phòng cháy, 75% người ở trong phòng một mình báo động đám cháy, nhưng chỉ có 10% người ở chung phòng với 2 người nữa tìm kiếm sự giúp đỡ.
Coolpsychologist cũng đã tiến hành một số thử nghiệm về hiệu ứng người ngoài cuộc tại trạm Liverpool Street đông đúc. Các nạn nhân giả vờ phải chờ đợi khá lâu, trải qua sự chứng kiến của rất nhiều người qua đường mới nhận được sự chú ý và hỏi thăm.
Trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài, không chỉ mọi mặt trong xã hội bị đảo lộn mà tinh thần của chúng ta cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cảm giác bàng quan đối với mọi thứ là điều khó tránh. Đôi khi chúng ta phải đắn đo có nên gây quỹ từ thiện hoặc tổ chức hoạt động cứu trợ, nhưng suy nghĩ “đóng góp của mình không ảnh hưởng gì” và “có tổ chức xã hội lo lắng rồi” đang ngăn cản mỗi cá nhân hành động.