


- Phi hành đoàn: 1 (có biến thể huấn luyện với 2 phi công)
-
- Sải cánh: 14 mét
- Chiều cao: 6 mét
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 27 tấn
- Động cơ: 2 động cơ General Electric F110-GE-129 Turbofan. Lực đẩy mỗi động cơ 76,31 kN (131 kN khi sử dụng chế độ đốt sau)
- Tốc độ tối đa: 2.222 km/h (Mach 1,8)
- Bán kính chiến đấu: 1.100 km
- Trần bay: 17.000 m
- Vũ khí: Kaan được thiết kế để tương thích với hầu hết các loại vũ khí, tên lửa, bom hiện có của không quân nước này.
Về tổng thể, Kaan có nhiều đặc điểm thiết kế tương đồng với tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ và KF-21 của Hàn Quốc trước đó. Nếu ít tìm hiểu về thông tin quân sự, anh em sẽ khó lòng phân biệt được sự khác nhau của 3 mẫu máy bay này.



Ống xả động cơ của Kaan có cấu trúc giống với các máy bay thế hệ 4 với hình dạng tròn. Điều này thường được coi là giảm tính năng tàng hình vì tạo ra nhiều bức xạ nhiệt. Trong các tiêm kích F-22, F-117, và B-2 của Mỹ, ống xả thường được thiết kế dẹp hoặc được đặt sâu trong thân máy bay để giảm tín hiệu hồng ngoại. Tuy nhiên, đây chỉ là một mẫu thử nghiệm, các đặc tính thiết kế của máy bay có thể thay đổi khi Kaan đi vào hoạt động vào năm 2029, để thay thế cho hơn 200 máy bay F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây, mẫu Drone S-70 Okhotnik-B của Nga cũng có ống xả dạng tròn trong giai đoạn thử nghiệm và đã được nâng cấp ống xả dòng khí thẳng khi đi vào hoạt động. Ngoài ra, khái niệm máy bay tàng hình là một khái niệm phức tạp, không chỉ dừng lại ở thiết kế. Anh em có thể tìm hiểu thêm tại . Ví dụ, mẫu tiêm kích tàng hình của Mỹ vẫn có ống xả hình tròn.



Tại buổi lễ ra mắt, Kaan chỉ thực hiện lăn bánh trên đường băng. Chuẩn bị cho chuyến bay thử đầu tiên sẽ diễn ra vào cuối năm nay, có thể là vào ngày 29/10/2023 - ngày Quốc Khánh của Thổ Nhĩ Kỳ. Đánh giá về khả năng và sức mạnh của Kaan sẽ được xác định chính xác hơn khi mẫu chiến đấu cơ này thực sự đi vào hoạt động.