“Năm ngoái, có khoảng 35 tổ ong, nhưng hiện chỉ còn khoảng 15 cái thôi,” nói Anh Chitra Bahadur Gurung, 49 tuổi, một người làm nghề hái mật ong rừng. Cộng đồng Gurung nằm cách thủ đô Kathmandu của Nepal 175km về phía Tây. Nhiều thế hệ người dân ở đây sống bằng nghề hái mật ong rừng trên các vách đá dốc của dãy Himalaya.
Aita Prasad Gurung, 40 tuổi, đang treo mình trên vách đá cao 50 mét, sử dụng cây dài để cắt tổ ong rừng. Trong lúc thu hoạch mật ong, anh phải đảm bảo an toàn của mình để tránh nguy cơ rơi xuống, anh ta chia sẻ.
Trước đó, người dân Gurung đã tiến hành lễ cúng 1 con gà trống đỏ, lấy cặp cánh và cặp chân để tế cho thần của vách núi, như một cách để biểu dương đã thu hoạch mật ong rừng. Loại mật này được gọi là “mật ong điên” vì chứa chất có thể gây ảo giác.
Mặc dù việc hái mật ong rừng đòi hỏi nỗ lực vất vả nhưng mỗi lít mật chỉ bán được với giá khoảng 2.000 rúp Nepal ~ 1.5 đô la = 37k VND. Nhiều người dân đã chuyển sang trồng cây lương thực như gạo, kê, lúa mì và bắp để cải thiện thu nhập của mình.
Do số lượng tổ ong giảm mạnh liên tục trong những năm gần đây, thu nhập từ việc lấy mật ong rừng của người dân Gurung cũng giảm mạnh, chia sẻ của anh Hem Raj Gurung, 41 tuổi.
Bashanta Gurung, 18 tuổi, đã bị té từ trên cao xuống do bị ong chích.
Nhiều người cho rằng điều này là hậu quả của biến đổi khí hậu, trong khi người khác cho rằng đó là do tác động của việc phá rừng và sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, gây ra sự mất cân bằng sinh thái và mất môi trường sống tự nhiên của ong mật Himalaya.
Cộng đồng Gurung tại Taap, Nepal.
Theo một nghiên cứu độc lập của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình của dãy Himalaya cao hơn 1.2 độ C so với mức tăng nhiệt độ toàn cầu.
Surendra Raj Joshi, một chuyên gia về sinh thái núi tại Trung tâm phát triển núi (ICIMOD), có trụ sở tại Kathmandu, cho biết biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến loài ong mật Himalaya.
Người dân sử dụng thang dài hàng chục mét để leo lên vách núi.
Các cụ làng đang cắm cây để làm cầu thang.
Người dân quấn cổ bằng khăn dày để tránh bị ong chích, họ gọi cái khăn này là ‘bakhu’.
Phụ nữ tham gia cùng nam giới trong làng để thu hoạch mật ong.
Đeo mặt nạ bảo vệ khuôn mặt.
Hình ảnh chụp gần về tổ ong đầy ong bám.
Thân 1 con ong con chết vì bị tấn công bởi lửa.
Nghỉ ngơi ăn trưa trong buổi đi hái mật ong rừng.
Thực hiện quá trình vắt mật ong.
Thưởng thức tổ ong tươi ngon ngọt ngào vừa mới hái xuống.
‘Gagri’, cái bình chứa nước của dân làng Gurung, được sử dụng để chứa mật ong họ hái được.
Anh Dil Bhadur, 24 tuổi, chụp tại nhà của anh, hình ảnh này được ghi lại 1 ngày trước khi họ đi hái mật ong.
Chandi Kumari, 39 tuổi, đang nấu cơm cho gia đình, ảnh được chụp 1 ngày trước khi họ đi hái mật ong rừng.
Theo Reuters