Hổ Tasmania đã biến mất hơn một thế kỷ trước sự săn bắn của nhiều thợ săn, do sự bảo vệ của người chăn nuôi gia súc cũng như sự thay đổi môi trường sống trong rừng của chúng.
Một loài đã tuyệt chủng có thể được tái sinh lại? Các nhà khoa học đang tiến hành một bước ngoặt lớn bằng cách sử dụng chỉnh sửa gen để tái sinh hổ Tasmania, một loài động vật ăn thịt có túi từ Úc và là động vật ăn thịt đỉnh cao duy nhất của lục địa này. Hổ Tasmania đã tuyệt chủng hơn một thế kỷ trước sự săn bắn của nhiều thợ săn, do sự bảo vệ của người chăn nuôi gia súc cũng như sự thay đổi môi trường sống trong rừng của chúng.
Các nhà nghiên cứu của dự án, sự hợp tác giữa Đại học Melbourne và công ty kỹ thuật di truyền Colossal Biosciences ở Dallas, tin rằng sự tuyệt chủng của loài Tasmania (Thylacinus cynocephalus) có thể đưa chúng trở lại tự nhiên trong vòng một thập kỷ và có thể giúp khôi phục cân bằng với các hệ sinh thái tại Úc, nơi rất nhiều loài động vật hoang dã.
Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng đặt ra câu hỏi về việc ưu tiên các giải pháp công nghệ cao để tái sinh những loài động vật đã bị loài người tiêu diệt, trong khi hàng trăm loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngày nay.
Các nhà khoa học trong Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Phục hồi Bộ gen Tích hợp Thylacine (TIGRR) tại Đại học Melbourne đã giải mã chuỗi gen của thylacine từ DNA thylacine được bảo quản và xác định chính xác loài thú có túi sống nào giống thylacine nhất về mặt di truyền. Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR của Colossal sẽ cho phép đội ngũ lấy tế bào từ một loài thú có túi tương tự, loài dunnart mỡ đuôi (Sminthopsis crassicaudata) một loài chuột có thể tái tạo ra một bộ gen mẫu, sau đó chỉnh sửa nó để tạo ra bộ gen thylacine và phát triển các phôi thylacine có thể sống được.
'Giờ đây, chúng ta có thể thực hiện những bước ngoặc lớn để bảo tồn các loài thú có túi đang bị đe dọa ở Australia và đối mặt với thách thức lớn đối với những loài động vật sắp tuyệt chủng từ chính chúng ta.
Với sự hợp tác này, giờ đây tôi tin rằng sau 10 năm nữa chúng ta có thể có thylacine con đầu tiên còn sống kể từ khi chúng bị săn đuổi đến mức tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ', đại điện nhóm Andrew Pask cho biết.
Trong Bảo tàng Úc ở Sydney, hổ Tasmania, còn được biết đến với tên gọi chó sói Tasmania, đã xuất hiện ở Úc từ khoảng 4 triệu năm trước và từng phổ biến trên khắp lục địa. Mặc dù có tên là vậy, chúng không giống hổ lắm. Thực ra, chúng đôi khi được gọi là chó sói có vằn.
Bảo tàng Quốc gia Úc (NMA) ở Canberra cho biết: loài thú ăn thịt Thylacines đã biến mất khỏi phần lớn lục địa Úc khoảng 2.000 năm trước, và dân số ước tính khoảng 5.000 cá thể ở Tasmania vào thời kỳ thuộc địa của châu Âu vào những năm 1800. Tuy nhiên, đến những năm 1920, hàng nghìn con hổ Tasmania đã bị săn bắn và giết thịt bởi những thợ săn, những người đã nhầm lẫn rằng chúng là mối đe dọa đối với gia súc. Loài hổ Tasmania cuối cùng được ghi nhận là đã biến mất tự nhiên vào năm 1930, và mẫu vật cuối cùng trong điều kiện nuôi nhốt - một con thú được biết đến với biệt danh 'Benjamin' - đã qua đời tại Vườn thú Hobart vào năm 1936.