Không gian tên nội dung | Không gian tên thảo luận | ||
---|---|---|---|
0 | (Chính) | Thảo luận | 1 |
2 | Thành viên | Thảo luận Thành viên | 3 |
4 | Wikipedia | Thảo luận Wikipedia | 5 |
6 | Tập tin | Thảo luận Tập tin | 7 |
8 | MediaWiki | Thảo luận MediaWiki | 9 |
10 | Bản mẫu | Thảo luận Bản mẫu | 11 |
12 | Trợ giúp | Thảo luận Trợ giúp | 13 |
14 | Thể loại | Thảo luận Thể loại | 15 |
100 | Cổng thông tin | Thảo luận Cổng thông tin | 101 |
828 | Mô đun | Thảo luận Mô đun | 829 |
2300 | 2301 | ||
2302 | 2303 | ||
2600 | |||
Không gian tên ảo | |||
-1 | Đặc biệt | ||
-2 | Phương tiện |
Các mẫu là những trang đặc biệt có thể được 'nhúng' vào mã của các bài viết nhằm tạo ra thiết kế và phong cách đồng nhất. Chúng có tên bắt đầu bằng 'Mẫu:' (hay còn gọi là trong không gian tên Mẫu). Ví dụ: Mẫuịch sử Việt Nam.
Lợi ích và hạn chế
Các mẫu giúp đồng bộ hóa phong cách và cách trình bày giữa các bài viết có liên quan. Đặc biệt là trong việc sử dụng bảng thông tin và các cách trình bày phức tạp mà không cần lặp lại trong từng bài. Khi cần cập nhật thông tin chung, chỉ cần chỉnh sửa mẫu; tất cả bài viết liên quan sẽ tự động được cập nhật.
Một trong những nhược điểm khi sử dụng các mẫu là chúng làm gia tăng gánh nặng cho máy chủ của Wikimedia. Mã nguồn phức tạp khiến việc sửa chữa trở nên khó khăn và gây khó khăn cho những thành viên ít kinh nghiệm.
Cách nhúng mẫu vào bài viết?
Rất đơn giản, với các mẫu không có tham số, bạn chỉ cần viết mã {{Tên mẫu}}
trong mã nguồn bài viết (tại bất kỳ vị trí nào bạn muốn hiển thị nội dung của mẫu). Tại đây, Tên mẫu
là phần tên nằm sau chữ 'Mẫu:' của mẫu đó.
Hãy thử viết mã dưới đây vào Chỗ thử để thực hành:
{{Lịch sử Việt Nam}}
Nhiều mẫu có tham số. Người dùng khi nhúng mẫu có thể xác định giá trị cho các tham số này. Nội dung hiển thị từ mẫu sẽ phụ thuộc vào các tham số được thiết lập. Có hai loại tham số:
- Tham số không có tên. Cách sử dụng thường là
{{Tên mẫu|giá trị 1|giá trị 2|...}}
. - Tham số có tên. Cách sử dụng thường là
{{Tên mẫu|tên tham số 1=giá trị 1|tên tham số 2=giá trị 2|...}}
.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng từng mẫu cụ thể tại trang thảo luận của mẫu hoặc ngay trên trang mô tả mẫu đó.
Trang Danh sách mẫu liệt kê một số mẫu trong Wikipedia; bạn có thể sử dụng để thông báo hoặc cải thiện bài viết.
Để xem tất cả các mẫu, bạn có thể truy cập vào đây. Bạn cũng có thể tìm kiếm các mẫu tại Thể loạiản mẫu.
Cải tiến
Nhúng mã nguồn vào bài viết
Khi sử dụng mẫu như đã hướng dẫn, bài viết sẽ hiển thị như thể chứa mã nguồn của mẫu (với các tham số đã được gán giá trị tương ứng), mặc dù trong mã nguồn bài viết chỉ có đoạn {{tên mẫu|tham=giá trị}}.
Để nhúng mã nguồn của mẫu vào mã nguồn bài viết, chúng ta viết:
{{thếên mẫu|tham=giá trị}}
hoặc{{substên mẫu|tham=giá trị}}
Sau khi lưu trang, mã nguồn của mẫu (sau khi các tham số đã được gán giá trị tương ứng) sẽ được thay thế cho đoạn văn bản trên. Với phương pháp này, mọi thay đổi sau này của mẫu sẽ không ảnh hưởng đến bài viết.
Giá trị đặc biệt
Nếu giá trị được gán cho tham số chứa các ký tự đặc biệt có thể gây nhầm lẫn như:
- '}}' (có thể bị hiểu nhầm là kết thúc đoạn nhúng mẫu),
- '=' (có thể gây nhầm lẫn khi sử dụng với tham số không tên),
- '|' (có thể bị hiểu nhầm là phân cách giữa các tham số),
- '#', '*', ';', '[[' hoặc ']]' (có thể gây nhầm lẫn khi tương tác với mã nguồn khác trong bài);
chúng ta cần kẹp các ký tự đặc biệt này trong
và .
Viết mới hoặc chỉnh sửa mẫu
Việc viết mới hoặc chỉnh sửa mẫu thường được thực hiện bởi các thành viên dày dạn kinh nghiệm, do yêu cầu phải hiểu rõ về cú pháp của mẫu.
Để tạo một mẫu mới, bạn vào một bài viết liên quan và tạo mẫu bằng cú pháp {{Tên mẫu}}
, sau đó truy cập vào trang vừa tạo để soạn thảo nội dung cho mẫu.
Một số cú pháp
Tham số
Các mẫu có thể có tham số (còn gọi là thông số) hoặc không. Nếu có tham số, chúng có thể được đặt tên hoặc không được đặt tên.
Các tham số không tên được thể hiện trong mã nguồn mẫu bằng cú pháp {{{1}}}, {{{2}}}, ... cho tham số đầu tiên, thứ hai, ... Khi người dùng sử dụng mẫu, mọi giá trị gán cho tham số đầu tiên sẽ được thay vào các vị trí chứa {{{1}}} trong mã nguồn, và nội dung hiển thị trong bài sẽ như thể vị trí {{{1}}} đã được thay bằng giá trị mà người dùng cung cấp. Tương tự cho các tham số thứ hai, ba,...
Các tham số có tên, chẳng hạn tên là X, được thể hiện trong mã nguồn mẫu bằng cú pháp, ví dụ {{{X}}}.
Các tham số có thể được gán giá trị mặc định; những giá trị này sẽ được sử dụng nếu người dùng không chỉ định giá trị cho tham số tương ứng. Cách ghi giá trị mặc định là sử dụng '|' theo sau là giá trị mặc định. Ví dụ: {{{1|giá trị mặc định của tham thứ nhất}}}, {{{X|Y}}}.
Phần không hiển thị trong bài
Nếu bạn muốn tạo nội dung chỉ hiển thị trên trang mô tả bản mẫu mà không xuất hiện trong bài viết sử dụng mẫu này, hãy kẹp nội dung đó giữa:
và . Nội dung này có thể là hướng dẫn sử dụng bản mẫu; phần phân loại trang mô tả bản mẫu vào một thể loại phù hợp; hoặc liên kết đến bản mẫu tương tự trong các ngôn ngữ khác trên Wikipedia.
Phần chỉ hiển thị trong bài viết
Nếu bạn muốn tạo nội dung chỉ hiển thị trong bài viết sử dụng mẫu này mà không xuất hiện trên trang mô tả của bản mẫu, hãy kẹp nội dung giữa:
và . Kỹ thuật này phù hợp để ẩn những đoạn nội dung có thể gây nhầm lẫn cho người xem khỏi trang mô tả bản mẫu, khi các tham số chưa được gán giá trị.
Bắt đầu với mẫu đơn giản
Các mẫu đơn giản có thể không cần tham số nào.
Một phương pháp nhanh chóng và có khả năng thành công cao cho những thành viên ít kinh nghiệm khi muốn tạo một bản mẫu mới là sao chép mã nguồn từ một bản mẫu tương tự đã có và thực hiện những thay đổi nhỏ về định dạng và nội dung văn bản.
Các mẫu phức tạp hơn cũng có thể được sao chép từ Wikipedia bằng các ngôn ngữ khác. Khi đó, bạn có thể cần tải lên những hình ảnh liên quan hoặc tạo mới các bản mẫu khác mà hiện có trên Wikipedia ngoại ngữ nhưng chưa có trong Wikipedia tiếng Việt.
Kỹ năng cần thiết
Khi chỉnh sửa các bản mẫu, bạn nhất định phải kiểm tra xem các bài viết có sử dụng chúng có hiển thị đúng như mong đợi hay không.
Để tìm hiểu các bài viết nào sử dụng một bản mẫu, bạn hãy nhấp vào liên kết 'Các liên kết đến đây' ở cột công cụ trong trang bản mẫu tương ứng. Ví dụ, khi vào trang mô tả mẫu Bản mẫuóm tắt về công ty và nhấn nút 'Các liên kết đến đây' trong cột công cụ, bạn sẽ thấy danh sách các bài viết đã sử dụng bản mẫu này.
Sau khi chỉnh sửa một bản mẫu, bạn có thể cần xóa bộ nhớ cache của trình duyệt và tải lại trang sử dụng mẫu để xem sự thay đổi. Đối với những trang mà trình duyệt không tải trực tiếp, có thể bạn sẽ phải chờ một thời gian để máy chủ cập nhật thông tin về sự thay đổi của mẫu cho các trang đó.
Nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi sửa bản mẫu, hãy thử vào Wikipediaàn giúp đỡ để hỏi ý kiến các thành viên dày dạn kinh nghiệm khác.
Nâng cao
Đổi tên bản mẫu
Bạn có thể đổi tên bản mẫu bằng cách sử dụng nút di chuyển ở đầu trang mô tả bản mẫu (nút này chỉ dành cho các thành viên đã đăng nhập). Sau khi thực hiện di chuyển, các bài viết sử dụng tên cũ vẫn sẽ hiển thị bình thường.
Tuy nhiên, cần tránh việc đổi hướng kép. Các bản mẫu với hướng kép sẽ không hoạt động và cần được chỉnh sửa để hướng về bản mẫu chính.
Nhiều tên gọi cho cùng một tham số
Bạn có thể tạo hai tên gọi cho cùng một tham số trong bản mẫu bằng cú pháp {{{tên_1|{{{tên_2|mặc_định}}}}}}. Tương tự, có thể áp dụng cho các tham số có nhiều hơn hai tên gọi.
Kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng để Việt hóa các bản mẫu sao chép từ Wikipedia bằng ngôn ngữ khác: bạn có thể đặt tên tiếng Việt cho các tham số và sử dụng chúng song song với tên gốc bằng ngoại ngữ. Ví dụ, nếu một bản mẫu có thể được sử dụng bởi nhiều trang với tham số tiếng Anh và cũng được dùng bởi các trang với tham số tiếng Việt, thì có thể kết hợp cả hai tên tham số bằng cú pháp {{{tên_tiếng_Việt|{{{tên_tiếng_Anh|mặc_định}}}}}}. Điều này cho phép bản mẫu được sao chép trực tiếp từ Wikipedia ngoại ngữ mà vẫn hoạt động, đồng thời cũng dễ sử dụng cho những thành viên không thông thạo ngoại ngữ.
Kết hợp cú pháp tính toán/biến hệ thống
Các bản mẫu có thể sử dụng hàm cú pháp trong mã nguồn. Khi làm như vậy, hãy đảm bảo xếp loại bản mẫu vào Thể loạiản mẫu dùng hàm cú pháp (kẹp trong
và để việc xếp loại chỉ áp dụng cho trang mô tả bản mẫu, không phải cho bài viết sử dụng bản mẫu này).
Nhiều bản mẫu tận dụng các biến hệ thống để chứa thông tin về thời gian hoặc các thông tin liên quan đến trang mà bản mẫu sẽ được nhúng vào.
Đổ mã nguồn hồi quy (khi bản mẫu sử dụng bản mẫu khác)
Đồng bộ hóa
Khi sao chép bản mẫu hoặc mô đun từ một wiki khác hoặc cập nhật theo phiên bản mới hơn, hãy ghi rõ trang gốc (bao gồm phiên bản) vào phần tóm lược sửa đổi để giúp người khác dễ dàng cập nhật sau này.
Hãy cố gắng dịch các văn bản hiển thị cho người dùng cùng với các tên tham số nếu có thể, và điều chỉnh các tham số để nhận giá trị tiếng Việt thay vì tiếng Anh (đặc biệt là số thập phân và ngày tháng). Đồng thời, cũng sao chép các bản mẫu đã được nhúng và các mô đun được gọi.
Nếu một bản mẫu hoặc mô đun phức tạp không được cập nhật trong thời gian dài, hãy sử dụng công cụ hòa trộn 3 bên (three-way merge), như Meld. Sao chép nội dung của phiên bản gốc cũ vào tập tin 'ancestor' (tổ tiên), phiên bản gốc hiện tại vào tập tin 'left' (trái) hoặc 'theirs' (của họ), và phiên bản tiếng Việt hiện tại vào tập tin 'right' (phải) hoặc 'mine' (của mình), sau đó so sánh các tập tin. Công cụ sẽ tự động chọn các thay đổi trong trang gốc và các thay đổi trong bản tiếng Việt so với bản tổ tiên. Đừng quên dịch các khác biệt trong trang gốc. Bạn sẽ phải xử lý các xung đột một cách thủ công.
Mẹo nhỏ
Hãy thử nghiệm tại Bản mẫuử trước khi viết bản mẫu mới.
Bạn còn thắc mắc? Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia |
- Wikipediasách bản mẫu
- Danh sách tất cả các bản mẫu
- Thẻ quyền cho hình ảnh
Quy định và hướng dẫn chính |
---|
Các trang trợ giúp của Wikipedia |
---|