
Hoa sung (tiếng Phạn: uḍumbara), theo Phật giáo đây là loài hoa của cây Sung (Ficus racemosa). Trong kinh điển Phật giáo và Vệ Đà, đây là một loài hoa hiếm và mang lại điềm lành.
Các quan điểm khác nhau
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại của Hoa Sung, trong đó có 2 quan niệm nổi bật của Phật giáo và Pháp luân công.
Trong văn kinh Phật giáo, cả cây, hoa và quả của sung được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa đàm hay ưu đàm hoa) trong Phật giáo. Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). Hoa ưu đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.
Theo kinh Phật, Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Sung (udumbara). Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)...; những cây lớn này, này các Tỳ-kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác. Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.
Theo sách Huệ Lâm Âm Nghĩa ghi chép, 'Ưu Đàm Bà La' trong tiếng Phạn, có nghĩa là 'một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.' Quyển 8 Kinh 'Huệ Lâm Nghĩa' của nhà Phật viết: 'Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.'
Theo sách Huệ Lâm Âm Nghĩa ghi, 'Ưu Đàm Bà La' trong tiếng Phạn, có nghĩa là 'một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.' Quyển 8 Kinh 'Huệ Lâm Nghĩa' của nhà Phật viết: 'Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.'
Các bản dịch của Kinh chuyển sang tiếng Anh dịch udumbara (hay udumbaresu/udumbaro) trong tiếng Pali thành cây đa.
Theo Kinh Phật 'Vô Lượng Thọ', hoa Ưu Đàm rất hiếm khi xuất hiện. Nguyên văn:
- Này A Nan! Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần manh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện, lời hỏi hôm nay của ông lợi ích rất lớn.
Hoa Sen Vàng cũng được nhắc đến trong kinh Pháp Hoa, còn gọi là Diệu Pháp Liên Hoa kinh (trong tiếng Phạn- Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Tạng... Kinh Pháp Hoa được biết đến như quyển kinh sách lưu giữ những lời giảng pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng vào lúc cuối đời. Trích đoạn trong Kinh Pháp Hoa nói về hoa Sen Vàng:
- Như hoa sen vàng
- ai cũng ưa thích,
- đến như chư thiên
- cũng thấy hiếm có,
- bởi vì thỉnh thoảng
- chỉ nở một lần.
Kinh Đại Bát Niết bàn
Đại Bát Niết Bàn là tên bộ Kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông. Kinh Đại Bát Niết bàn là những lời giảng Pháp sau cùng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước khi Ngài Niết Bàn.
- 'Hỡi chư Phật tử! Phật xuất hiện rất hiếm gặp như hoa Sen Vàng'
Như vậy trong các kinh sách phật giáo như kinh Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn, không có mô tả chi tiết về hoa Ưu Đàm về hình dáng, kích thước, màu sắc. Thông tin duy nhất là đó là một loài hoa rất hiếm khi nở.
Trên trang web của Pháp Luân Công
Năm 1997, một loại sinh vật lạ đã được phát hiện mọc trước bức tượng Phật tại Hàn Quốc, sau đó được phát hiện tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia, Pháp, Mỹ... Tại Việt Nam, sinh vật lạ này đã được phát hiện tại các tỉnh như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Nam, Phú Yên, Hải Phòng, Nha Trang, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Tiên (Kiên Giang)... Được cho là hoa Ưu Đàm.
Một số chuyên gia nghĩ rằng có thể đã nhầm trứng của một loài côn trùng cánh gân thuộc chi Chrysopa trong họ Chrysopidae, gọi là Lacewings thành hoa Ưu Đàm. Ấu trùng của loài Lacewing cũng được gọi là Aphid Lions. Khi đẻ trứng, con cái lacewing tiết ra một chất keo dính và nâng bụng lên để tạo thành một cuống mỏng. Trứng màu trắng được đẻ vào cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loài hoa được cho là Ưu Đàm cũng có kích thước tương tự như trứng lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng. Tại Việt Nam, nhà khoa học cho rằng loài sinh vật kỳ lạ này có thể thuộc loại nấm, mặc dù chưa chắc chắn vì địa điểm xuất hiện của nó khá kỳ lạ, cần nghiên cứu thêm.
Các trang web của Pháp Luân Công quảng bá mạnh về Hoa Ưu Đàm trên các phương tiện truyền thông của họ, do đó đã có 2.980.000 kết quả cho từ khóa Hoa Ưu Đàm.
Trong khi các bằng chứng khoa học mà tổ chức Pháp Luân Công sử dụng để xác nhận sinh vật lạ là Hoa Ưu Đàm chỉ là kết quả từ việc quan sát dưới kính hiển vi, chưa có phân tích về thành phần sinh học, hóa học. Sinh vật nhỏ nhắn được cho là Hoa Ưu Đàm mà tổ chức này đề cập đến khác biệt với lý thuyết trong kinh văn Phật giáo như quả sung, tuy nhiên các trang web của Pháp Luân Công đã tạo ra hàng nghìn bài viết. Căn cứ của Pháp Luân Công là dựa trên kinh văn Phật giáo để xác định sinh vật nhỏ nhắn này là hoa Ưu Đàm. Mục đích của việc này là để tôn vinh Lý Hồng Chí lên vị trí Phật.
Các hình ảnh mà các trang web của Pháp Luân Công cho là hoa Ưu Đàm ban đầu mô tả hình dạng giống một bông hoa đơn (một bông một cuống)
- Cây quả sung