Cảm Thấy Chán Nản, Tuyệt Vọng Mỗi Khi Đến Văn Phòng Là Dấu Hiệu Của Sự Đốt Cháy Nội Tâm. Thay Vì Cố Gắng Hoàn Thành Nhiệm Vụ, Bạn Cần Học Cách Từ Chối Hoặc Tìm Kiếm Sự Hỗ Trợ Từ Sếp, Đồng Nghiệp.
Mỗi Buổi Sáng Khi Thức Dậy, Bạn Lại Tự Đặt Câu Hỏi liệu Có Nên Đi Làm Hay Không. Đến Văn Phòng, Bạn Cảm Thấy Khó Khăn Trước Khi Bắt Đầu Công Việc. Sự Lo Lắng, Bồn Chồn Lan Truyền, Khiến Bạn Chỉ Muốn Về Nhà Sớm Hơn.
Nếu Bạn Thấy Những Tình Huống Này Quen Thuộc, Có Thể Bạn Đang Mắc Phải Hội Chứng Kiệt Sức (Burn Out Syndrome). Thay Vì Bỏ Qua, Bạn Cần Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Tìm Ra Phương Pháp Hồi Phục Phù Hợp Nhất Nhằm Bảo Vệ Sức Khỏe Tinh Thần Và Nâng Cao Hiệu Suất Công Việc.
Dưới Đây Là Một Số Gợi Ý Từ Các Chuyên Gia Tâm Lý Học và Từ Harvard Business Review Nhằm Xử Lý Tình Trạng Nêu Trên.
Xác Định Nguồn Gốc Của Vấn Đề
Theo Tiến Sĩ Christina Maslach, Chuyên Gia Tâm Lý Làm Việc Tại Đại Học California (Mỹ), Có 6 Nguyên Nhân Chính Gây Ra Tình Trạng Kiệt Sức Cho Nhân Viên:
Khối Lượng Công Việc Lớn: Danh Sách Công Việc Cần Làm Liên Tục Dài Ra, Trong Khi Bạn Không Thể Hoàn Thành Bất Cứ Điều Gì.
Thiếu Kiểm Soát: Bạn Cảm Thấy Mình Mất Khả Năng Tác Động, Thiết Lập Các Nhiệm Vụ, Quy Trình Hoặc Deadline.
Phần Thưởng: Bạn Cảm Thấy Như Mình Đang Bị Lợi Dụng. Công Ty Hầu Như Không Ghi Nhận Nỗ Lực Của Nhân Viên, Dù Là Khen Ngợi Hay Quà Tặng.
Sự Công Bằng: Môi Trường Làm Việc Có Dấu Hiệu Bất Công Hoặc Xung Đột Lẫn Nhau.
Cộng Đồng: Thiếu Sự Hỗ Trợ Và Mối Quan Hệ Thân Thiết Từ Đồng Nghiệp.
Giá Trị: Công Việc Phản Ánh Sự Mâu Thuẫn Với Những Giá Trị Mà Bạn Mong Muốn Xây Dựng Cho Bản Thân Và Xã Hội.