Thành thạo các kỹ năng sửa chữa xe ô tô cơ bản như thay lốp, thay bình ắc quy, thay gạt nước,... sẽ giúp bạn tự tin di chuyển đến những nơi xa xôi, hẻo lánh mà không lo gặp phải tình huống khó khăn.
Thay lốp xe
Chẳng may lốp bị nổ, mòn, nứt,... tài xế hãy thay lốp để đảm bảo an toàn cho chặng đường kế tiếp. Đầu tiên là đỗ xe tới một nơi có địa hình bằng phẳng. Bật đèn báo khẩn cấp (đèn cảnh báo nguy hiểm), kéo phanh tay, đẩy cần số sang số 'P' (đỗ xe). Sử dụng vật nặng (đá, gạch,..) để chặn lốp trước và sau.
Học ngay những kỹ năng cơ bản sửa chữa xe ô tô để trở thành lái xe tự tin trên mọi cung đường.
Tiếp đến, lấy lốp dự phòng và bộ kích ra khỏi xe. Đặt kích ở bên dưới gầm xe gần vị trí lốp cần thay sao cho kích phải tiếp xúc với phần kim loại của khung xe. Nâng kích cho đến khi chạm vào thân xe và nằm vuông góc với mặt đất.
Vớt bộ nắp trục bánh xe ô tô, vặn lỏng dây ốc theo chiều kim đồng hồ. Bấm hoặc xoay kích để bốc cao bánh xe lên. Tháo dây ốc và tháo lốp xe sau đó lắp bánh xe dự phòng vào trục, điều chỉnh vành lốp xe dự phòng cho khớp các bu lông, sau đó vặn dây ốc vào, siết chặt dây ốc bằng tay cho đến khi không thể vặn tiếp.
Bước tiếp theo, hạ thấp xe và lấy kích ra. Đặt lốp bị xịt hơi vào cốp để tiện mang đến gara vá hoặc thay mới sau khi kết thúc hành trình.
Thay bình ắc quy “chết”
Khi xe không thể khởi động, đèn sáng yếu hoặc độ sáng của đèn tín hiệu trên bảng táp lô không ổn định thì nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ đến là ắc quy “chết” do hết điện.
Trước khi tiến hành, bạn hãy phát tín hiệu cảnh báo với các phương tiện giao thông, đảm bảo môi trường xung quanh không có lửa, tuyệt đối không hút thuốc trong lúc thay ắc quy. Đeo găng tay, kính bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với dòng điện hoặc hoá chất nguy hiểm như Acid Sunfuric.
Ắc quy “chết” thường do hết điện.
Cụ thể dụng cụ thay ắc quy bao gồm: bộ cờ lê hoặc túp tháo, giấy nhám, giẻ lau hoặc bàn chải vệ sinh cọc bình. Đầu tiên, xác định vị trí của bình. Bình ắc quy thường nằm trong khoang động cơ nhưng một số dòng xe sang Đức thường đặt bình ắc quy ở cốp hoặc dưới ghế sau.
Đọc thêm: Xe ô tô nhập khẩu phổ biến nhất trên thị trường Việt, giá rẻ nhất chưa đến 300 triệu đồng
Xác định cực nối. Cực âm có ký hiệu dấu trừ (-), cực dương có ký hiệu dấu cộng (+), kẹp màu đỏ thường nối với cực dương và kẹp màu đen nối với cực âm. Tháo cực âm trước, tiếp đến tháo cực dương và cuối cùng là tháo rời ắc quy.
Làm sạch, lau khô các cọc và khay đựng ắc quy. Nên thay các cọc nối nếu thấy chúng bị mòn. Đặt bình ắc quy mới vào. Chú ý lắp theo chiều nối dọc và đóng tất cả các liên kết để giữ cố định bình ắc quy.
Chọn cực dương nối trước, cực âm sau (làm ngược lại khi tháo), sau đó bắt ốc thật chặt. Phun dung dịch chống ăn mòn để ắc quy bền hơn khi sử dụng. Bước cuối cùng, đóng nắp capo lại và khởi động xe, kiểm tra lại hệ thống điện trên xe, đảm bảo mọi bộ phận hoạt động ổn định.
Không nên vứt bình ắc quy cũ ra ngoài môi trường mà nên mang đến nơi thu mua, tái chế để họ xử lý. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường.
Thay cần gạt nước
Cần gạt mưa thường là bộ phận hỏng hóc nhất. Tuổi thọ của nó chỉ kéo dài vài tháng. Nếu cần gạt mưa đang bị hỏng, bạn nên thay mới để nó hỗ trợ bạn tốt hơn trong những chuyến đi.
Nên sử dụng loại cần gạt phù hợp với chiếc xe.
Nên mua loại cần gạt phù hợp với chiếc xe. Bước đầu tiên, bạn kéo cần gạt ra khỏi kính chắn gió, giữ chắc chắn, bóp nhẹ chốt để lấy thanh gạt nước ra khỏi cần gạt. Tiếp đến tháo thanh gạt nước cũ. Vệ sinh sạch sẽ kính chắn gió trước khi lắp thanh gạt nước mới vào.
Nếu thanh gạt còn mới, vẫn có thể sử dụng được thì chỉ nên thay lưỡi gạt mưa nhằm tiết kiệm chi phí.
Khóa cửa bị kẹt
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, khóa cửa dùng lâu có thể bị gỉ sét, ăn mòn, tích tụ những mảnh vụn nhỏ bên trong. Khi tra chìa khóa vào sẽ làm khóa bị kẹt bên trong.
Để loại bỏ những mảnh sắt này rất đơn giản. Bạn sử dụng dầu bôi trơn phun vào trong ổ khóa, sau đó làm khô bằng bình xịt khí nén. Cuối cùng tra chìa khóa vào xoay thử. Chưa đầy 5 phút là bạn đã khắc phục xong sự cố này.
Nguồn ảnh: Internet