Phát âm tiếng Trung Quốc không hề phức tạp, đặc biệt đối với người Việt khi đã quen với Hán ngữ trong nhiều năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không phát âm tiếng Trung chính xác, thậm chí không chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung vào học ngữ pháp và từ vựng.
Nhiều năm học ngoại ngữ theo cách truyền thống, tập trung vào lí thuyết mà thiếu thực hành thực tế đã khiến cho nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam bị hạn chế trong giao tiếp thực tế. Lỗi cơ bản nhất là phần lớn mọi người đều mắc phải là không chú ý đến phát âm. Giống như tiếng Việt, phát âm tiếng Trung đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng của kỹ năng nghe và nói. Chỉ khi phát âm chính xác, bạn mới có thể nghe chính xác và ngược lại. Hơn nữa, bạn có thể nói lưu loát và hiệu quả mà không cần phải lo lắng về phát âm không đúng. Vì vậy, hãy bắt đầu học phát âm tiếng Trung ngay từ đầu.
Cách phát âm các chữ cái
a : Đọc tương tự như â trong tiếng Việt
e : Thường đọc như â trong tiếng Việt. Nếu e đứng sau d, t, l, g, k, h thì e được phát âm là ưa
i : Thường đọc như i trong tiếng Việt. Nhưng khi i đứng sau z, s, c, ch, zh, sh, r thì phát âm là ư
o : Đọc tương tự như ô trong tiếng Việt
u : Đọc như u trong tiếng Việt
ü : Đọc tương tự như uy trong tiếng Việt nhưng giữ tròn môi trong quá trình phát âm. Khi ü đứng sau j, q, x thì loại bỏ hai dấu chấm ở trên nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm là uy
b : Đọc tương tự như p trong tiếng Việt
d : Đọc như t trong tiếng Việt
f : Đọc tương tự như ph trong tiếng Việt
g : Đọc như c trong tiếng Việt
h : Đọc tương tự như kh trong tiếng Việt
j : Đọc giống như ch trong tiếng Việt
k : Đọc như kh nhưng với hơi mạnh hơn, bắt đầu bằng cách cuống lưỡi bịt tắc hơi ở họng, sau đó thả hơi ra ngoài
l : Đọc như l trong tiếng Việt
m : Đọc giống như m trong tiếng Việt
n : Đọc như n trong tiếng Việt
q : Đọc giống như ch trong tiếng Việt nhưng phải hơi bật, bắt đầu bằng cách áp lưỡi lên vòm miệng gây tắc hơi, sau đó thả hơi ma sát ra ngoài
r : Khẩu hình khi đọc tương tự như r trong tiếng Việt nhưng không được rung đầu lưỡi trong quá trình đọc
t : Đọc giống như th trong tiếng Việt
w : Đọc giống như u trong tiếng Việt
x : Đọc giống như x trong tiếng Việt
z : Âm đầu lưỡi trước, tắc sát, trong, không đưa hơi. Khi phát âm, đưa đầu lưỡi bịt chặt chân răng của hàm trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma sát ra ngoài
c : Đọc giống như z ở trên nhưng hơi bật mạnh hơn
s : Cách phát âm giống z và c, hãy nghe trực tiếp sẽ tốt hơn
sh : Khi phát âm, phải uốn đầu lưỡi lên vòm miệng nhưng không bịt kín mà luôn để hơi ma sát lưu thông ra ngoài
zh : Khi phát âm, uốn đầu lưỡi chống lên vòm miệng, lúc đầu bịt tắc hơi lại, sau đó hạ đầu lưỡi xuống để hơi thoát ra ngoài
ch : Phát âm giống như zh nhưng hơi bật mạnh hơn
y : Đọc giống như i tiếng Việt
ai : Phát âm tương tự như ai trong tiếng Việt
ao : Đọc giống như ao nhưng có khác biệt là: khi phát âm ao trong tiếng Việt, lưỡi được để tự nhiên, còn khi đọc phiên âm thì lưỡi cuống lại hơn
ang : Phát âm như ang
ian : Đọc luyến nhanh từ i sang e sang an. Phát âm nghe vừa giống i + en, vừa giống i + an
an : Phát âm tương tự như an
ei : Đọc tương tự như êi
en : Đọc giống như ân
eng : Đọc giống như âng
ia : Đọc luyến từ i sang a
iang : Đọc luyến từ i sang ang
iao : Đọc luyến từ i sang ao
ie : Đọc luyến từ i sang ê
in : Đọc giống như in
ing : Đọc tương tự ing, (không phải inh đâu nhé)
iong : Đọc luyến từ i sang ung
iou : Đọc luyến từ i sang âu. Trong viết tắt, ta viết là iu
ong : Đọc tương tự như ung, nhưng cuống lưỡi hơi co vào bên trong hơn, môi khá tròn
ou : Đọc gần giống âu nhưng khác là cuống lưỡi co lại và môi cố giữ tròn trong quá trình phát âm
uai : Đọc luyến từ u sang ai
uan : Đọc luyến từ u sang an
uang : Đọc luyến từ u sang ang
uei : Đọc luyến từ u sang êi. Khi viết, ta viết tắt là ui
uen : Đọc luyến từ u sang ân. Khi viết, ta viết tắt là un
ueng : Đọc luyến từ u sang âng
uo : Đọc tương tự uô
üan : Đọc luyến từ uy sang en
üe : Đọc luyến từ uy sang ê
ün : Đọc tương tự uyn
2. Thanh âm trong tiếng Trung
[ ˙ ] – thanh nhẹ, đọc như khi không có dấu nhưng ngắn hơi một chút
[ 一 ] – thanh 1 đọc bình thường như không dấu
[ ˊ ] – thanh 2 đọc như dấu sắc
[ ˇ ] – thanh 3 đọc như dấu hỏi
[ ˋ ] đọc gần như dấu nặng nhưng kéo dài một chút