Với IELTS Speaking Part 2, thí sinh có 1 phút để chuẩn bị trước khi miêu tả về một đối tượng (đề thi luôn bắt đầu bằng chữ Describe) trong vòng tối đa 2 phút. Phần thi này yêu cầu thí sinh phải có vốn từ đủ rộng và kĩ năng triển khai ý tưởng đủ tốt trong thời gian ngắn để tạo nên một bài nói dài hoàn chỉnh – vốn là thử thách lớn cho nhiều thí sinh ở các trình độ khác nhau. Với series Học từ vựng theo chủ đề từ những câu chuyện Part 2 – người viết mong muốn được mang tới cho độc giả một trong những cách tiếp cận hiệu quả để cải thiện quá trình trau dồi vốn từ cũng như ý tưởng – hai yếu tố then chốt giúp thí sinh hoàn thành tốt toàn bộ phần thi IELTS Speaking nói riêng, và trở thành một người sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn nói chung. Bạn học có thể tham khảo Phần 1 của Series Học từ vựng theo chủ đề từ bài mẫu IELTS Speaking Part 2 – Movies & Books trước đó để có thêm vốn từ trọng tâm cho mình.
Cách sử dụng bài viết
Để đảm bảo trọng tâm, bài viết chủ yếu chỉ cung cấp nghĩa và cách dùng trong một số ngữ cảnh nổi bật của những từ vựng/cách diễn đạt được sử dụng trong câu chuyện mẫu. Người đọc có thể tham khảo thêm những nguồn tài liệu uy tín (ví dụ dictionary.cambridge.org) nếu muốn hiểu thêm về cách phát âm cũng nhưng những ứng dụng khác của các từ vựng/cách diễn đạt đó.
Độ dài của các câu chuyện luôn dài hơn đáng kể so với một bài nói Part 2 thông thường. Đây là chủ đích của người viết nhằm tạo ra một nguồn học từ vựng/ý tưởng đa dạng, có thể vận dụng cho nhiều đề bài Part 2 cũng như nhiều đối tượng người học.
Lưu ý: Nội dung bài viết dựa hoàn toàn theo trải nghiệm cá nhân. Người đọc hoàn toàn có thể dựa vào những ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp ở đây để xây dựng câu chuyện cho chính mình theo những hướng đi được gợi ý ở mục gợi ý về các hướng triển khai câu chuyện khác.
Dàn ý tiếng Việt
Describe a book you would like to write. You should say
|
Trước khi viết một câu chuyện đầy đủ, người viết sẽ mô phỏng quá trình brainstorm mà bản thân đã áp dụng bằng phương pháp chêm từ. Sau đây là dàn ý tiếng Việt đi kèm các keywords tiếng Anh được người viết soạn theo sườn bài gợi ý ở đề bài:
Khi bạn muốn viết nó
“Tôi sẽ nói về một cuốn sách mà tôi đã luôn muốn viết kể từ năm 2017, một vài tháng sau khi tôi thi TOEIC lần đầu tiên. Thực ra thì tôi đã lên kế hoạch cho dự án này suốt mấy tháng nay rồi, và nó sẽ được carried out vào tháng 8 này.”
Đó là về điều gì
“Tựa đề cuốn sách là TOEIC Power Reading – về cơ bản thì nó là một quyển sách bao gồm những comprehensive solutions cho mọi loại câu hỏi trong phần thi TOEIC Reading, cùng với bài tập và simulation tests cho người đọc ôn luyện. Tôi cũng muốn dedicate hẳn một phần nội dung để tập trung vào những learning strategies để giúp độc giả boost their vocabulary range, một vài handy tips để chuẩn bị trước ngày thi, và một bonus part để dispel những misconceptions phổ biến về bài thi TOEIC (nếu thi vào một ngày cụ thể thì để thi sẽ dễ hơn chẳng hạn)”
Tại sao bạn muốn viết nó
“Như tôi đã nói, tôi muốn viết cuốn sách này từ khá lâu rồi. Lí do là bởi hồi còn ôn thi TOEIC, cá nhân tôi thấy đa số các quyển sách về kĩ năng Reading không thực sự hữu ích, đặc biệt là với non-native English speakers. Những tài liệu đó có nhiều well-designed mock tests có thể giúp học sinh trình độ cao acquire greater test familiarity và maximize their performance. Tuy nhiên, từ góc nhìn của tôi, một số tips làm bài hoặc là quá general, hoặc được presented một cách impractical, vì vậy học sinh ở những trình độ thấp hơn thường have a hard time trong quá trình hiểu và putting những tips đó into practice. Điều này không chỉ makes it harder cho người học trong việc cải thiện kĩ năng, mà còn khiến cho learning experience của họ căng thẳng và ít rewarding hơn”
Và cảm xúc của bạn về kế hoạch này như thế nào
“Tôi biết rằng việc viết và xuất bản cả một quyển sách là một daunting task, nhưng tôi vẫn tự tin vì 2 lí do chính. Thứ nhất là tôi đã accumulated được rất nhiều kinh nghiệm với việc xử lý các dạng câu hỏi trong bài test TOEIC Reading, đơn giản vì tôi đã dành rất nhiều thời gian cho việc luyện tập. Là một non-native speaker, tôi cũng hiểu hơn về những struggles và thử thách mà một non-native learner có thể phải đối mặt. Việc này giúp tôi đảm bảo rằng mọi điều mà cuốn sách mang tới sẽ phải specific, relatable và thực tế hết mức có thể.”
“Tôi sẽ cố hết sức để tạo nên một quyển sách không chỉ enlightening mà còn reader-friendly để giúp TOEIC takers (đặc biệt là những người ở trình độ trung bình trở xuống) đạt được mục tiêu của họ và trở nên proficient hơn trong việc sử dụng tiếng Anh.”
Câu chuyện đầy đủ chi tiết (tiếng Anh)
As I’ve mentioned earlier, I’ve always wanted to write this book since quite a long time ago. This is because when I was preparing for the TOEIC exam, I personally found most of the books related to the Reading skill back then weren’t really useful, especially for non-native English speakers. I mean these materials do have a lot of well-designed mock tests which could help advanced-level students acquire greater test familiarity and maximize their performance. However, from what I see, some of the tips are either too general or presented in an impractical way, so students at lower levels often have a hard time understanding or putting these tips into practice. This not only makes it harder for learners to improve their skills, but also make the learning experience become more stressful and less rewarding.
I know that writing and publishing an entire book is a daunting task, but I’m still confident because of two main reasons. The first one is that I have accumulated a lot of experience in dealing with each question type in the TOEIC Reading test, simply because I spent a lot of time practicing. As a non-native speaker, I also have a deeper understanding of the struggles and challenges that a non-native learner might have to deal with, which enables me to make sure that everything the book offers will be as specific, relatable and practical as possible.
I’ll try my best to create a book that is not only enlightening but also reader-friendly to help TOEIC takers, extremely those at lower level to achieve their targets and become more proficient at using English in general.
Học từ vựng chủ đề và cách diễn đạt đáng chú ý
carry out (phrasal verb): tiến hành, triển khai việc gì
comprehensive solutions (collocation): giải pháp toàn diện, triệt để
simulation/mock tests (n phrase): bài kiểm tra mô phỏng
dedicate (v): dành ra (khoảng thời gian, phần nội dung, công sức) để làm gì
learning strategies (n phrase): chiến lược học tập
boost sb’s vocabulary range: tăng vốn từ
handy tip (collocation): mẹo hữu ích
bonus part (n phrase): phần bổ sung
dispel (v): xua tan đi (sự nghi ngờ, tin đồn, quan niệm sai lầm ,v.v.)
common misconception (collocation): những quan niệm sai lầm phổ biến
non-native (adj): không phải người bản ngữ
well-designed (adj): được thiết kế hợp lý
acquire greater test familiarity (collocation): làm quen hơn với bài test
maximize performance (collocation): tối ưu hoá kết quả
general (adj): (nhận xét, phản hồi, v.v.) chung chung, thiếu cụ thể
present (v): đưa ra, trình bày
impractical (adj): thiếu thực tế, khó áp dụng
have a hard time doing sth (idiom): gặp khó khăn trong việc gì
put sth into practice: áp dụng vào thực tế
make it harder for sb to do sth: làm cho việc gì trở nên khó khăn hơn cho ai
learning experience (collocation): trải nghiệm học tập
rewarding (adj): bổ ích, mang lại nhiều điều tích cực
daunting task (collocation): một công việc khó khăn, đòi hỏi kiến thức, kĩ năng, sự kiên trì, v.v. cao
accumulate (v): tích luỹ, thu thập
deeper understanding (collocation): sự thấu hiểu sâu sắc hơn về ai hay điều gì
struggle (n): những thử thách, khó khăn khiến người ta phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để vật lộn với nó
specific (adj): cụ thể
relatable (adj): có tính thực tiễn cao, khiến người đọc dễ dàng liên hệ được với bản thân họ
enlightening (adj): có tính khai sáng (mang tới những kiến thức, góc nhìn hay kinh nghiệm giá trị mà không nhiều người biết được)
reader-friendly (adj): thân thiện với người đọc, dễ tiếp cận
Cách cấu tạo từ ‘noun’-friendly như trên còn có thể được sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ như:
proficient (adj): thành thạo
Tóm tắt và đề xuất về những hướng triển khai câu chuyện khác
Lĩnh vực sở trường | Chủ đề cho cuốn sách |
Education | Chia sẻ kinh nghiệm học tập về một chủ đề nào đó (Ví dụ: Useful tips to improve your pronunciation) |
Health | Những chế độ ăn tốt cho sức khoẻ (healthy diets), các bài tập giảm cân (useful exercises to lose weight) |
Food | Các công thức nấu ăn (cooking recipes) |
Literature | Tập thơ ngắn (short poems), tự truyện (autobiography) |
Travelling | Kinh nghiệm/Trải nghiệm du lịch (travelling experiences) |
(Cá nhân người viết vì có nhiều năm kinh nghiệm học và dạy tiếng Anh nên đã chọn viết sách về TOEIC Reading, dù trên thực tế người viết chưa có ý định đó).
Bên cạnh đề Describe a book you want to write, bạn cũng có thể sử dụng ý tưởng chính và một số từ khóa từ câu chuyện trên để trả lời một chơi xổ số Part 2 khác, như:
Mô tả một kế hoạch tương lai mà bạn đang có
Mô tả một thứ khó khăn mà bạn muốn thành công trong việc làm
Mô tả một thành tựu mà bạn tự hào về
Mô tả một quyết định quan trọng mà bạn đã đưa ra
Mô tả một dự án hoặc một công việc bạn đã làm cùng với ai đó
Mô tả một thời điểm khi bạn phải làm việc chăm chỉ để đạt được một mục tiêu
Mô tả một điều bạn muốn làm nếu bạn có một ngày nghỉ
Mô tả một thời điểm bạn đã nỗ lực rất nhiều để làm điều gì đó
Cao Thế Vũ