Giới thiệu
Phương pháp tự học từ vựng với sự hỗ trợ của máy tính (Computer-assisted Language Learning)
Việc học ngoại ngữ với sự giúp đỡ của máy tính là một phương pháp dùng máy tính để hỗ trợ việc dạy và học ngôn ngữ. Cách học này tạo cho người học quyền kiểm soát từ mà họ muốn học, loại bài tập và trò chơi mà họ muốn làm để đào sâu thêm về mảng từ vựng đó, và việc học từ vựng tiếng Anh trên trang Vocabulary.com là một cách học tăng tính tự chủ cho người học.
Trang web này cho phép người học tạo một danh sách từ theo chủ điểm và bài học mà người học muốn học từ mới. Ngoài ra trang Vocabulary.com còn tích hợp các trò chơi để người học lựa chọn phương thức học và ghi nhớ phù hợp với mình. Với Vocabulary.com, người học là người làm chủ tài liệu cũng như kiểm soát và định hướng việc học của mình. Đó cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của việc tự chủ trong việc lựa chọn nguồn bài và từ vựng bài học.
Cách tạo danh sách từ mới bằng trang Web Vocabulary.com
Bước 2: Sao chép đoạn văn bản mà người học muốn học từ vựng
Nếu người học muốn học từ vựng từ các bài IELTS thì có thể tìm các bài đọc về IELTS hoặc tra cứu một vài câu của bài đọc đó trên các công cụ tìm kiếm như Google sẽ ra rất nhiều nguồn. Sau đó người học sao chép bài đọc mà họ mong muốn học từ vựng vào trang trên. Ngoài nguồn bài đọc IETLS, người học có thể đọc báo để vừa tích lũy từ vựng, vừa tăng cường kiến thức hàng ngày.
Bước 3: Bấm Next Step để tạo ra Wordlist từ bài đọc trên
Trang Vocabulary.com có ưu điểm là không giới hạn độ dài của văn bản nên dù văn bản dài thì vẫn có thể được sử dụng để trích xuất từ vựng.
Bước 4: Trang Web sẽ tự lọc ra từ vựng quan trọng trong đoạn. Nếu người học có tài khoản trang web sẽ dựa vào trình độ của người học để gợi ý những từ phù hợp cần học ở trình độ đó.
Trang Vocabulary cũng thống kê cho người học thấy từ vựng đó được dùng bao nhiêu lần trong bài và hiện thị luôn các câu có dùng từ đó trong bài
Khi chọn nút “edit” ngay bên cạnh từ, trang web sẽ trình bày loại từ và các nghĩa của từ đó cũng như ví dụ để người học kiểm tra xem bản thân đã nắm rõ được hết nghĩa của từ chưa.
Bước 5: Tích chọn từ muốn học. Người học có thể chọn từ theo các cấp độ hoặc tần suất xuất hiện của từ. Người học bấm vào hình bánh xe bên tay phải sẽ hiện ra các lựa chọn sắp xếp từ theo:
Độ liên quan
Dễ đến khó
Khó đến dễ
Theo thứ tự xuất hiện trong bài
Theo bảng chữ cái
Theo tần suất xuất hiện trong bài
Bước 6: Tích chọn “include example sentences” để học từ và cách dùng trong các ví dụ cụ thể.
Tích chọn “learn these words” nếu là học viên và “assign these words” đối với giáo viên để giao phần từ vựng như bài tập luyện tập cho học viên
Chọn “start over” nếu muốn làm lại từ đầu.
Người học cần nhớ đặt tên cho wordlist mà mình vừa tạo để có thể phân biệt giữa nhiều wordlist với nhau.
Bước 7: App sẽ tự động thiết kế bài tập lựa chọn để người học luyện tập ghi nhớ các từ
Các công cụ thêm vào trên Vocabulary.com nhằm ủng hộ quá trình học từ mới
Các trò chơi ôn từ
Challenge: hoàn thành thử thách để vượt qua trò chơi
Vocabulary Jam: thách đấu với người chơi khác để học từ vựng cùng nhau
Finish Mastery: kiểm tra xem người học nhớ được bao nhiêu từ vựng
Từ điển tra cứu từ vựng
Đặc điểm trên từ điển ở trang Vocabulary.com là nội dung các thuật ngữ được giải thích chi tiết nhưng dễ hiểu. Ngoài ra, trang Vocabulary.com sẽ gắn từ mới với ngữ cảnh cụ thể để giải thích cũng như cung cấp cho người học một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
Ví dụ sau đây so sánh cách giải thích từ “fresh” giữa từ điển trên trang Vocabulary.com và một số từ điển khác
Vocabulary.com | Một số từ điển khác |
Fresh describes things that are new or energetic, like fresh bread from the oven and fresh music from an artist. Moldy bread and grandpa’s polkas? Not so fresh. Dịch nghĩa: Từ “fresh” dùng để mô tả thứ gì đó tươi mới và tràn đầy năng lượng như là bánh mì tươi mới ra lò và nhạc hứng khởi của một nghệ sĩ. Bánh mì ôi và điệu nhảy polka của ông nội thì không “fresh” lắm nhỉ? Ở đây từ điển Vocabulary.com dùng hình ảnh bánh mì và âm nhạc để mô tả. Ngoài ra so sánh với bánh mì ôi và điệu nhảy polkas của ông nội (điệu nhảy cũ không có gì mới) để làm nổi bật nghĩa của từ fresh cũng như khiến từ này dễ nhớ hơn. There are many uses for the adjective fresh, from being flirty to being well-rested. Ripe foods taste fresh compared to freezer-burned varieties, and fresh ideas are exciting and new. Fresh water is without the bitterness of salt water. Modern and different are also synonyms of fresh, while stale and tired are opposites. Dịch nghĩa: Có rất nhiều cách sử dụng cho tính từ fresh từ việc được tán tính đến việc ngủ đủ. Đồ ăn chín tự nhiên thì có vị fresh (tươi) so với đồ đông lạnh, và những ý tưởng fresh (mới mẻ) thì thú vị và mới. Fresh water (nước ngọt) là nước không có vị muối. Modern (hiện đại) và different (khác) cũng là từ đồng nghĩa của fresh trong khi stale (cũ, ôi, thiu) và tired (mệt mỏi) là từ trái nghĩa. Một số nghĩa và cách dùng của từ fresh được đưa vào (fresh food: đồ tươi, fresh idea: ý tưởng mới, fresh water: nước ngọt) được đưa vào kèm theo từ đồng nghĩa (modern và different) và trái nghĩa (stale và tired) | Từ điển Oxford: (usually of food) recently produced or picked and not frozen, dried or preserved in tins or cans/ pleasantly clean, pure or cool. Dịch nghĩa: (thường dùng với đồ ăn) mới được sản xuất hoặc hái và không bị cấp đông, làm khô hoặc bảo quản trong hộp thiếp/ sạch, tinh khiết và mát mẻ. Từ điển Cambridge: 1. New or different Dịch nghĩa: mới hoặc khác 2. Recently made, done, arrived, etc., and especially not yet changed by time Dịch nghĩa: mới được làm, tạo ra, mới đến… và đặc biệt là vẫn chưa bị thay đổi theo thời gian 3. (of food or flowers) in a natural condition rather than artificially preserved by a process such as freezing Dịch nghĩa: (đi với thức ăn hoặc hoa) ở tình trạng tự nhiên hơn là được bảo quản nhân tạo bởi quá trình cấp đông. 4. (of air) clean and cool; found outside rather than in a room Dịch nghĩa: (không khí) sạch và trong lành; thương là ở ngoài hơn là ở trong phòng |
Ngoài ra, tại giao diện bắt đầu trang Vocabulary.com luôn xuất hiện một câu đố về từ vựng cho người truy cập rất thú vị.
Cach su-dung danh sach tu vung tu Vocabulary.com de hoc tu vung
Bước 1: Chọn bài đọc phù hợp với trình độ
Ví dụ: Người học đang ôn thi để đạt IELTS 4.0-5.0 có thể sửa dụng bài đọc trong một số giáo trình của các nhà xuất bản nổi tiếng cho trình độ đó như sách Complete IELTS 4.0-5.0 của nhà xuất bản Cambridge.
Phần 2: Tạo danh sách từ như hướng dẫn phía trên. Học viên có thể tạo danh sách từ theo chủ đề (ví dụ như giáo dục, môi trường, v.v...) để học hiệu quả hơn.
Phần 3: Học danh sách từ đã tạo bằng các công cụ tích hợp sẵn trên máy. Tuy nhiên, việc tạo và học danh sách từ nên được điều chỉnh. Học viên không nên tạo quá nhiều danh sách từ cùng một lúc và học chúng ngay lập tức, mà thay vào đó nên cân nhắc việc học từng danh sách theo thời gian (ví dụ mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần) để đảm bảo từ vựng được ghi nhớ từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ ngắn hạn và cuối cùng là dài hạn. Trong quá trình học trên trang Vocabulary.com, có cung cấp ví dụ, học viên nên nhớ cách sử dụng từ trong ví dụ cùng với việc ghi nhớ từ đơn để sử dụng từ đúng ngữ cảnh.
Chú ý: Trang Vocabulary.com chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Tất cả các định nghĩa và giải thích từ đều được thực hiện bằng tiếng Anh, do đó có thể không phù hợp với những người mới học tiếng Anh (beginner).