Trong tình yêu, hội chứng kẻ giả mạo (imposter syndrome) có điểm gì khác biệt? Chúng ta nên làm gì khi có suy nghĩ 'mình không xứng đáng' với một mối quan hệ?
'Hội chứng kẻ giả mạo' (impostor syndrome) thường được đề cập nhiều khi nói về thành tựu trong công việc nhưng ít ai nghĩ rằng nó cũng tồn tại trong các mối quan hệ. Tự ti vì trình độ học vấn không đủ cao, hoặc lo sợ về ngoại hình không đủ cuốn hút – suy nghĩ 'mình không đủ tốt' với người kia như hai ví dụ này chính là biểu hiện của hội chứng kẻ giả mạo.
Hội Chứng Giả Mạo Là Gì?
Hội chứng giả mạo, hay “impostor syndrome', là hiện tượng được đặt tên bởi hai nhà tâm lý học Suzanna Imes và Pauline Clance vào những năm 1970s. Hội chứng này xảy ra khi một người nghĩ rằng họ không xứng đáng với những gì họ đã đạt được, kèm theo nỗi sợ liên tục rằng người khác sẽ phát hiện ra họ không “giỏi” như thế.
Nói một cách khác, hội chứng này là cảm giác bản thân không đủ tốt như người khác nghĩ.
Nói tóm lại, điều gì đang diễn ra?
Hội chứng kẻ giả mạo thường được đề cập trong môi trường học đường hoặc trong công việc, vì đây là nơi ta thường đánh giá mỗi người dựa trên thành tựu họ đạt được. Tuy nhiên, trong tình yêu, hội chứng kẻ mạo danh cũng có thể xảy ra khi so sánh về học vấn, ngoại hình, hoặc tính cách giữa hai người.
Bạn có thể gặp phải hội chứng giả mạo trong mối quan hệ của mình, nếu thường xuyên:
- Cảm thấy bản thân không đủ tốt với người còn lại.
- Cảm thấy mối quan hệ hiện tại như 'trong mơ', đến mức cảm thấy mình không xứng đáng với nó.
- Không dám thể hiện bản thân vì sợ người kia phát hiện ra bạn không 'xứng' với họ.
- So sánh mình với người yêu cũ của người kia.
- Nghi ngờ những lời khen đến từ người còn lại.
- Tìm kiếm chuyện với người kia như một cách để 'thử thách tình yêu' của hai người.