1. Hiểu rõ về hội chứng sợ bị người khác quan sát
Hội chứng sợ bị người khác quan sát (Scopophobia) là tình trạng người bệnh cảm thấy lo lắng và sợ hãi quá mức khi bị người khác chú ý đến. Đây là một loại rối loạn lo âu mà đặc điểm chính là cảm giác sợ hãi và lo lắng kéo dài.
Thường khi bị người khác chú ý đến, ta có thể trải qua cảm giác không thoải mái, đặc biệt khi ở trong tình huống như bị chỉ trích, bị bắt nạt hoặc ở nơi đông người,... Tuy nhiên, điều này không giống với hội chứng sợ bị người khác quan sát Scopophobia.
Những bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường bị quấy rối với sự chú ý từ người khác, dù người đó không có ý định xấu hay cảm xúc tiêu cực nào. Thậm chí, một số bệnh nhân còn luôn cảm thấy như mọi người đều đang nhìn mình, dù thực tế không phải như vậy.
Dấu hiệu cho thấy một người đang mắc hội chứng sợ người khác quan sát mình:
- Luôn ở trạng thái căng thẳng, sợ bị quan sát, đôi khi thậm chí không muốn liên lạc bằng ánh mắt với người khác;
- Nỗi sợ có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bị người khác nhìn chằm chằm, gây ra các triệu chứng như nhịp tim tăng, da đỏ, chóng mặt, mất kiểm soát, cảm giác khó thở, ra nhiều mồ hôi và ngất xỉu,...;
- Chỉ cảm thấy thoải mái và an toàn khi nói chuyện với người thân quen. Tuy nhiên, nếu bị người thân nhìn chằm chằm thì họ cũng có thể muốn tránh ánh mắt này;
- Lo lắng về việc phải giao tiếp, họ thường sống khép kín và chọn công việc không đòi hỏi giao tiếp nhiều, như nghiên cứu,...;
- Trẻ em mắc phải hội chứng này thường ít nói, thụ động và e ngại tham gia trong lớp học.
Trẻ em mắc phải hội chứng sợ người khác quan sát mình thường có xu hướng tự giữ lại khi đi học
Thực tế, hội chứng Scopophobia thường không xuất hiện độc lập, người mắc thường có thể gặp thêm các rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn nhân cách, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cảm xúc theo mùa, rối loạn ăn uống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng động kinh,...
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc hội chứng Scopophobia và cả hai giới đều có biểu hiện tương tự nhau. Người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày.
2. Phương pháp điều trị hội chứng sợ người khác nhìn mình
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị tối ưu nhưng nếu được can thiệp kịp thời, người mắc hội chứng Scopophobia có thể giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị đang được áp dụng:
2.1. Thường liệu tâm lý
Đây là phương pháp giúp bệnh nhân kiểm soát nỗi sợ bằng cách sử dụng cả giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Quá trình này tương tự như điều trị rối loạn lo âu, với các phương pháp như:
- Liệu pháp nhận thức;
- Liệu pháp nhận thức hành vi;
- Liệu pháp tiếp xúc;
- Liệu pháp phân tâm học.
Đối với những người mắc hội chứng sợ người nhìn và rối loạn hoảng loạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn và trang bị kỹ năng để đối phó với cơn hoảng loạn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cũng mắc rối loạn lo âu hoặc trầm cảm sâu, có thể cần sử dụng thuốc bổ trợ.
2.2. Sử dụng thuốc
Thuốc giúp giảm lo lắng, lo âu và các triệu chứng thể chất của hội chứng Scopophobia. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân:
- Thuốc an thần: được sử dụng ngắn hạn trong khoảng 1 tháng để giảm căng thẳng, lo lắng và ngăn chặn kích động;
- Thuốc chống trầm cảm: cải thiện tâm trạng u uất, buồn bã do hội chứng Scopophobia. Hiệu quả của thuốc mất thời gian, cần sử dụng trong 4 - 6 tuần mới thấy kết quả;
- Thuốc chẹn beta: kiểm soát các triệu chứng thể chất như đỏ mặt, đổ mồ hôi, đau đầu, lo lắng, đánh trống ngực,...
Người mắc hội chứng sợ người nhìn thường gặp các vấn đề tâm lý khác
Mặc dù thuốc mang lại hiệu quả trong điều trị nhưng cũng đi kèm với tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng mà phải tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
2.3. Điều trị các vấn đề tâm lý khác
Như đã được đề cập, hội chứng sợ người khác nhìn mình thường đi kèm với các rối loạn về tâm thần và phát triển thần kinh. Do đó, việc điều trị cũng cần xử lý các bệnh tình đi kèm như rối loạn lo âu, động kinh, rối loạn ăn uống,... Những vấn đề này thường tiến triển thành mạn tính nên điều trị cần sự kiên nhẫn và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
3. Cách giảm tác động của hội chứng sợ người khác nhìn mình?
Vì nguyên nhân gây ra hội chứng này thường không rõ ràng, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài các biện pháp y tế, bản thân người bệnh cần áp dụng các phương pháp cải thiện như:
- Tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh lý để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và tác động của bệnh lý;
- Luyện tập giữ bình tĩnh khi đối mặt với tình huống gây sợ hãi bằng cách hít thở sâu, nhắm mắt, thả lỏng cơ thể, hoặc tìm không gian yên tĩnh hơn để bình ổn tinh thần;
- Dành thời gian hàng ngày để thiền giảm căng thẳng, kiểm soát nỗi sợ, cải thiện giấc ngủ;
- Chia sẻ trải nghiệm về hội chứng với người thân để được thấu hiểu, tránh hiểu lầm gây phiền toái trong xã hội;
- Tham gia các nhóm hỗ trợ giúp cải thiện tình trạng bệnh và mở rộng mối quan hệ xã hội.
Để duy trì tinh thần ổn định, hãy rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh trong những tình huống khiến bạn cảm thấy lo lắng