1. Ăn cá có lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không?
1.1. Lợi ích của cá đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu chúng ta tiêu thụ đúng lượng và chế biến đúng cách. Đây là thực phẩm tuyệt vời cho bà bầu và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, nếu một tuần ăn 300g cá có hàm lượng thủy ngân thấp, mẹ bầu và trẻ nhỏ sẽ nhận được các giá trị dinh dưỡng sau:
Phụ nữ mang thai nên ăn cá một cách hợp lý để đảm bảo an toàn
-
Thai phụ bổ sung cá đúng cách trong khẩu phần ăn giúp giảm mỡ máu, ổn định huyết áp và hỗ trợ tim mạch hoạt động hiệu quả.
-
Mẹ bầu ăn cá thường xuyên trong thai kỳ còn giúp giảm nguy cơ trầm cảm trong và sau khi mang thai.
-
Ăn cá còn giúp giảm nguy cơ sinh non.
-
Cá chứa nhiều protein, dưỡng chất quan trọng đảm bảo sự phát triển của thai nhi, giúp phát triển tế bào da, tóc, xương và cơ bắp cho bé.
Cá giàu axit béo omega-3 - một dưỡng chất tốt cho trí não, nên tăng cường bổ sung trong những tháng cuối thai kỳ để giúp phát triển trí nhớ của trẻ.
1.2. Những loại cá mẹ bầu nên ăn trong thời gian mang thai
Mẹ bầu nên chọn những loại cá giàu protein, omega-3 và ít thủy ngân dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:
Cá hồi: Đây là loại cá giàu dưỡng chất như vitamin B12, B6, D, selen, phốt pho, sắt,… Tất cả đều rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Lưu ý chỉ nên ăn khoảng 300g cá hồi mỗi tuần.
Việc cho bé ăn quá nhiều cá hoặc không chế biến đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe
Cá quả: Cá quả, hay còn gọi là cá lóc, là thực phẩm mẹ bầu và trẻ nhỏ nên bổ sung. Loại cá này giàu protein, lipid, canxi, phốt pho, sắt,… và nhiều dưỡng chất khác, tốt cho quá trình chuyển dạ và có lợi cho nguồn sữa của mẹ sau sinh.
Cá chép: Theo dân gian, mẹ bầu luôn được khuyên bổ sung cá chép trong chế độ ăn uống. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đồng ý, cho rằng cá chép giàu dưỡng chất như axit folic, omega-3, canxi, chất béo, arginine,… rất tốt cho sức khỏe.
Cá chép được nhiều mẹ bầu ưa chuộng để tẩm bổ trong thời kỳ mang thai
Cá diêu hồng: Loại cá nước ngọt này có hương vị thơm ngon, ít tanh, thịt dày và ngọt. Nó không chỉ kích thích vị giác của mẹ bầu và trẻ nhỏ (những người dễ chán ăn, bỏ bữa) mà còn giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cá diêu hồng là nguồn protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, ít chất béo, tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
1.3. Cách chế biến cá an toàn cho sức khỏe
Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn chế biến cá an toàn, giảm nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và các chất độc hại khác:
-
Chị em nên nấu chín cá hoàn toàn để loại bỏ các chất độc trong cá.
-
Chọn cá tươi. Nếu không ăn ngay, hãy sơ chế sạch rồi bảo quản trong tủ lạnh.
-
Mẹ bầu và trẻ nhỏ không nên ăn cá sống như sushi, gỏi cá,… vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
-
Chỉ nên ăn theo liều lượng khuyến cáo của chuyên gia (300g cá/tuần).
2. Thủy ngân trong cá gây hại như thế nào cho cơ thể?
Như đã đề cập, phần lớn các loại cá đều hấp thụ một lượng methylmercury - một dạng thủy ngân. Nếu hấp thụ quá nhiều methylmercury, mẹ bầu, thai nhi và trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng methylmercury cao ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, gây mất khả năng học tập. Đối với thai nhi, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tổn thương não, thậm chí gây điếc bẩm sinh.
Mẹ bầu không nên ăn cá sống
Mẹ bầu nên tránh ăn một số loại cá sau đây:
Cá thu: Loại cá này ngon và giàu Omega 3 cùng nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cá thu có hàm lượng thủy ngân rất cao, vì vậy mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.
Cá nóc: Đây là loại cá rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc trong gan và buồng trứng. Nếu không chế biến đúng cách, cá nóc có thể gây hại cho tính mạng. Mẹ bầu và trẻ nhỏ nên tránh xa loại cá này.
Cá kiếm, cá ngừ: Hai loại cá này chứa nhiều thủy ngân. Khi tiêu thụ, mẹ bầu và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm độc methylmercury. Vì vậy, tốt nhất là loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn của mẹ bầu và trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.