Theo quy luật hàng năm, loài chim cánh cụt hoàng đế di chuyển từ 50-120 km đến vùng sinh sản để bắt đầu mùa giao phối.
Đây là những hình ảnh ghi lại cảnh hàng trăm chú chim cánh cụt loạng choạng bỏ băng tuyết trên lông của chúng ở vùng biển phía nam Đại Tây Dương. Đây là những nơi được biết đến như 'lãnh địa' của chim cánh cụt hoàng đế, với khoảng 60.000 cặp sẽ đến đây để sinh sản. Chúng không xây tổ mà sẽ sử dụng chân và bàn chân của mình để ấp và giữ ấm cho trứng, theo lời của nhiếp ảnh gia Bella Falk.

Bella nói: 'Chúng đến đây để đẻ trứng và nuôi con. Sau khi trứng nở, một con sẽ trông coi con non trong khi con kia đi kiếm ăn. Khi con non được vài tuần tuổi, chúng sẽ được gửi đến nhà trẻ để bố mẹ đi kiếm thức ăn.'

Để chụp những hình ảnh này, Bella đã phải chịu mùi và tiếng ồn từ hơn nửa triệu con chim cánh cụt. Cô cho biết đây là một trong những bức hình ấn tượng nhất mà cô từng chụp.
'Đây là một vùng đất tươi đẹp, nơi sinh sống của nhiều loài vật ngoài trời, rời xa sự ồn ào của thành phố. Cuộc sống vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở đây. Thật tuyệt vời khi được trải nghiệm điều này, nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.'- nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Khoảng nửa triệu chú chim cánh cụt tập trung ở khu vực Châu Nam Cực trong mùa sinh sản.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn nhất trên thế giới, chủ yếu được tìm thấy ở vùng biển South Georgia. Chúng có chiều cao lên đến 100 cm và cân nặng trung bình khoảng 16 kg. Màu lông của chúng là đen và trắng, với phần ngực màu vàng và nhiều đốm vàng trên đầu.
Loài chim cánh cụt hoàng đế chỉ sinh sản một lần trong mùa đông. Mỗi năm, hàng trăm nghìn con chim cánh cụt di chuyển từ 50-120 km để đến nơi sinh sản. Mỗi con mái chỉ đẻ một quả trứng, sau đó con đực sẽ ấp trứng. Các điểm tập trung chim cánh cụt nhiều nhất trên thế giới bao gồm vịnh St. Andrews (150,000 cặp), Salisbury Plain (60,000 cặp), vịnh Hoàng gia (30,000 cặp), Gold Harbour (25,000 cặp), và vịnh Fortuna (7,000 cặp).
(Tham khảo: Telegraph, Oceanwide-expeditions)