
Có những cuốn sách tạo ra sự đột phá so với cách tiếp cận quản lý thông thường. Trong chiến lược, có thể kể đến Chiến lược Đại dương Xanh - Blue Ocean Strategy của W. Chan Kim, trong quản trị khởi nghiệp có cuốn sách Tạo lập Mô hình Kinh doanh - Business Model Canvas của Alexander Osterwalder, hay trong sáng tạo và đổi mới có bộ sách Nhà Đổi mới Sáng tạo - Innovators của Clayton Christensen... Trong quản lý thương hiệu,
How Brands Grow - Con Đường Phát Triển Thương Hiệu chắc chắn là một cuốn sách như vậy.
Với cách tiếp cận quản lý thương hiệu như một nhà quản lý khoa học hơn là một nhà tiếp thị thị trường (marketer), cùng với tư duy xây dựng, chuyên nghiệp và chuẩn mực, Byron Sharp đã đưa ra những quan điểm quản lý và phát triển thương hiệu đầy thách thức, vượt qua những cách tiếp cận thông thường của những học giả, tác giả không kém phần uyên bác khác.
Những quan điểm thông thường trong lĩnh vực thương hiệu như tiếp cận khách hàng qua định vị thương hiệu, gắn kết cảm xúc bằng lovemark (tình yêu thương hiệu), tạo lợi thế USP (lợi thế bán hàng độc đáo) và duy trì mối quan hệ với khách hàng là những động lực tăng trưởng... đã được 'đánh giá lại' theo cách 'phản biện xây dựng' và tích cực.

Byron Sharp nhấn mạnh rằng khách hàng mua hàng dựa trên lý lẽ hơn, hành vi thực dụng hơn, và do đó, việc tiếp cận khách hàng mới là chìa khóa để phát triển thương hiệu nhanh chóng. Vì vậy, những nhà quản trị cần tập trung vào việc kể câu chuyện của họ, sự liên kết, tính phân biệt dễ nhận biết với khách hàng thay vì tập trung vào việc thuyết phục thông qua sự khác biệt và đắm chìm khách hàng trong các thông điệp tiếp thị.
Nói chung, các quan điểm quản trị không thể định hình rõ ràng - hoàn toàn đúng hay sai mà thường phụ thuộc vào ngữ cảnh, thị trường và giai đoạn phát triển của xã hội, hành vi người dùng. Tuy nhiên, các phương pháp của HOW BRAND GROWS thực sự hữu ích, giúp những nhà quản trị thương hiệu mài giũa cách suy nghĩ của họ để xây dựng chiến lược thương hiệu có ảnh hưởng đến tổ chức kinh doanh và xã hội.
Là một nhà chiến lược thương hiệu, tôi hướng đến phân tích hơn là cảm xúc; đồng thời tôi đề cao sự khác biệt, sáng tạo và linh hoạt để tạo ra giá trị mới. Tôi đồng ý với nhiều quan điểm trong bộ sách này và muốn giới thiệu chúng tới bạn đọc.
Thuận Đoàn
Chuyên gia Marketing & Thương hiệu