Bên cạnh các động từ thường, động từ To be quen thuộc thì động từ khuyết thiếu (Modal verbs) cũng là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng, thường được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt trong phần thi IELTS Writing Task 2, việc dùng đúng loại từ này giúp tăng tính chặt chẽ của câu văn, đồng thời đáp ứng yêu cầu trong Band descriptor. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức về modal verbs nhằm giúp người đọc hiểu sâu về vai trò và cách dùng của loại động từ này.
Key takeaways:
1. Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) đứng trước và bổ nghĩa cho động từ chính, có chức năng diễn tả khả năng, dự định,…
2. Các Modal verbs thường gặp có thể kể tới như: may, can, will, shall, should,.. và mỗi từ có cách dùng khác nhau.
3. Những đặc điểm của Động từ khuyết thiếu cần lưu ý là:
Động từ đứng sau Modal verbs luôn ở dạng nguyên mẫu và chỉ đứng sau giới từ “to” khi đứng trước nó là các động từ khuyết thiếu như: ought to, have to, used to
Không chia theo ngôi số ít hay số nhiều, chỉ sử dụng ở thời hiện tại và quá khứ
Có thể sử dụng tương tự như một trợ động từ trong các câu nghi vấn và câu phủ định
4. Ba chức năng quan trọng của Modal Verbs trong IELTS Writing Task 2 được đề cập tới:
Thảo luận về mức độ chắc chắn (Degrees of Certainty)
Gợi ý (Solutions)
Những trường hợp giả định (Hypothetical Situations)
5. Những Modal verbs cần lưu ý khi áp dụng trong Writing Task 2 bao gồm: will, must, have to.
What are modal verbs?
Concept - Function - Position:
Động từ khuyết thiếu (Modal verbs) là những từ có chức năng bổ nghĩa cho động từ chính, làm cho mục đích và ngữ nghĩa của câu rõ ràng hơn. Người viết sử dụng động từ khuyết thiếu khi muốn diễn tả khả năng, dự định, sự cấm đoán hay sự cần thiết,…
Vị trí của loại từ: Đứng trước động từ chính (ở dạng nguyên thể) để bổ trợ nghĩa.
Cấu trúc:
(+) S + modal verb + V_bare
(-) S + modal verb + not + V_bare
(?) Modal verb + S + V_bare?
Can
Usage:
Thể hiện khả năng của người, vật ở thời điểm nói
Xin phép, lời đề nghị, gợi ý
Có khả năng làm việc gì đó ở hiện tại hoặc tương lai
Structure
(+) S + can + V_bare
(-) S + cannot + V_bare
(?) Can + S + V_bare?
Ví dụ: We can prevent these terrible losses. (Dịch: Chúng ta có thể ngăn chặn những tổn thất to lớn này.)
Could
Usage:
Khả năng làm việc gì trong quá khứ
Khả năng xảy ra ở hiện tại nhưng mức độ chắc chắn không cao
Xin phép, yêu cầu lịch sự (hơn “can”)
Structure
(+) S + could + V_bare
(-) S + could not + V_bare
(?) Could + S + V_bare?
Ví dụ: Jack is a smart kid. He could learn by heart the alphabet when he was 3.
(Dịch: Jack là một đứa trẻ thông minh. Câu đã thuộc lòng bảng chữ cái khi mới lên 3.)
May
Usage:
Khả năng xảy ra ở hiện tại nhưng mức độ chắc chắn vừa phải (50%)
Xin phép, yêu cầu lịch sự (hơn “can”, “could”)
Structure
(+) S + may + V_bare
(-) S + may not + V_bare
(?) May + S + V_bare?
Ví dụ: Expressing a positive and welcoming attitude towards students may motivate them to want to learn. (Dịch: Thể hiện một thái độ niềm nở và tích cực có thể khiến học sinh hứng thú với việc học hơn.)
Might
Usage:
Khả năng xảy ra ở hiện tại nhưng mức độ chắc chắn thấp
Structure
(+) S + might + V_bare
(-) S + might not + V_bare
(?) Might + S + V_bare?
Ví dụ: They all think he might get the highest score. (Dịch: Họ đều nghĩ anh ấy có khả năng đạt số điểm cao nhất)
Will
Usage:
Dự đoán sự việc, tình huống có thể xảy ra trong tương lai
Đưa ra quyết định ngay lúc nói
Đưa ra lời mời, yêu cầu
Diễn tả hành động xảy ra trước một hành động trong tương lai
Structure
(+) S + will + V_bare
(-) S + will not + V_bare
(?) Will + S + V_bare?
Ví dụ: In their opinion, there is only one chance in a million that the giant asteroid will hit Earth.
(Dịch: Theo quan điểm của họ, khoảng 1/1000000 cơ hội sẽ có tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào Trái Đất.)
Would
Usage:
Giả định trong quá khứ
Dự đoán trong tương lai
Lời mời lịch sự
Hành động mong muốn nhưng chưa thực hiện được
Structure
(+) S + would + V_bare
(-) S + would not + V_bare
(?) Would + S + V_bare?
Ví dụ: Would you come to my birthday party tomorrow? (Dịch: Bạn có thể đến dự tiệc sinh nhật của tôi vào ngày mai chứ?)
Shall
Phương pháp sử dụng:
Diễn tả lời hứa hoặc mối đe dọa
Hỏi ý kiến hoặc lời khuyên
Sử dụng với chủ ngữ I và We
Cấu trúc câu
(+) S + shall + V_bare
(-) S + shall not + V_bare
(?) Shall + S + V_bare?
Ví dụ: Shall we go camping this weekend? (Dịch: Chúng ta có nên đi cắm trại vào cuối tuần này?)
Nên
Phương pháp sử dụng:
Lời khuyên, đề xuất, đề nghị
Cấu trúc
(+) S + should + V_bare
(-) S + should not + V_bare
(?) Should + S + V_bare?
Ví dụ: You should finish your homework before going to the theatre. (Dịch: Bạn nên hoàn thành bài tập trước khi đi xem phim.)
Should
Usage Method:
Một sự việc đáng lẽ nên làm mà không làm
Một sự việc gần hoặc có thể đúng
Dự đoán hành động trong tương lai
Structure
(+) S + ought to + V_bare
(-) S + ought not to + V_bare
(?) Ought + S + to + V_bare?
Ví dụ: They ought to attend the English class more regularly. (Dịch: Họ nên tham gia lớp học Tiếng Anh thường xuyên hơn.)
Require
Usage Method:
Cần phải làm điều gì đó
Có thể sử dụng như một động từ thường lẫn động từ khuyết thiếu
Framework
(+) S + need + to + V_bare
(-) S + do/does not + need + to +V_bare
(?) Do/Does + S + need to + V?
Ví dụ: I need to complete the tasks before the deadline. (Dịch: Tôi cần hoàn thành các đầu việc trước khi tới thời hạn nộp.)
Necessary
Usage Approach:
Sự bắt buộc, tuân thủ theo một điều gì
Dạng phủ định dùng để diễn đạt sự cấm đoán
Khả năng xảy ra, dự đoán với mức độ chắc chắn cao
Lời khuyên, lời yêu cầu được nhấn mạnh
Structure
(+) S + must + V_bare
(-) S + must not + V_bare
(?) Must + S + V_bare?
Ví dụ: You must try Bun Cha when visiting Vietnam, especially in Hanoi. It’s delicious. (Dịch: Bạn nên thưởng thức món Bún chả khi du lịch tới Việt Nam, đặc biệt khi ở Hà Nội. Nó thực sự ngon.)
Must
Usage Method:
Sự bắt buộc do tình thế, điều kiện bên ngoài
Dạng phủ định được dùng để chỉ sự không cần thiết
Framework
(+) S + have/ has to + V_bare
(-) S + do/does not + have to + V_bare
(?) Do/Does + S + have to + V_bare?
Ví dụ: Citizens have to wear helmets when riding a motorbike. (Dịch: Người dân buộc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.)
Accustomed to
Usage Method:
Diễn đạt thói quen trong quá khứ nhưng giờ không còn nữa
Structure
(+) S + used to + V_bare
(-) S + did not + use to + V_bare
(?) Did + S Did+ use to + V_bare?
Ví dụ: Mary used to be a night owl. This seriously affected her health and skin. (Dịch: Mary trước đây ngủ rất muộn. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làn da của cô ấy.)
Đặc tính của Động từ không đầy đủ:
Động từ đứng sau Modal verbs luôn ở dạng nguyên mẫu hoặc đứng sau giới từ “to” khi đứng trước nó là các Modal verbs như: ought to, have to, used to, need
Ví dụ: An environmentalist can find some solutions to tackle air pollution.
Động từ khuyết thiếu không có dạng nguyên mẫu, không có “to” hay các dạng phân từ khác
Không chia theo các ngôi số ít hay số nhiều, chỉ sử dụng ở thời hiện tại và quá khứ
Ví dụ: Parents should stop their children from playing too much video games.
Có thể sử dụng như một trợ động từ trong các câu hỏi. câu phủ định
Ví dụ: Shall the government spend more money on hospitals?
Động từ không đầy đủ trong IELTS Writing Task 2:
Thảo luận về mức độ chắc chắn
Đưa ra gợi ý
Những trường hợp giả định
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng chức năng của động từ khuyết thiếu, cách sử dụng cùng những ví dụ đi kèm sau:
Biểu hiện mức độ chắc chắn (Degrees of Certainty)
May Might Can Could |
Văn viết học thuật yêu cầu tính khách quan, chính xác và thể hiện quan điểm một cách trung lập. Vì vậy khi muốn đưa ra suy đoán hay sự chắc chắn của một vấn đề nào đó, thí sinh nên sử dụng các động từ khuyết thiếu như “may, “might”, “can” hoặc “could”
Ví dụ:
An employee with excellent social skills might be able to persuade customers to use or buy their products and services .
(Dịch: Một nhân viên có kỹ năng xã hội tốt có thể thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng những sản phẩm và dịch vụ của họ.)
Đề xuất gợi ý, giải pháp (Solutions)
Should Need to Ought to Can Could |
Trong Writing Task 2, đặc biệt với dạng bài Problems – Solutions yêu cầu người viết phải suy nghĩ và đưa ra những đề xuất phù hợp để giải quyết vấn đề được đặt ra. “Should”, “need to”, “ought to”, “can” và “could” là những modal verbs phù hợp để sử dụng khi đưa ra gợi ý hay giải pháp trong bài.
Ví dụ: Young people should better spend the money and time doing things that would benefit them in the long run.
( Dịch: Thế hệ trẻ nên dành tiền và thời gian làm những việc có ích cho họ trong tương lai.)
Đưa ra trường hợp giả định (Hypothetical Situations)
Would Could |
Tình huống giả định là một hành động không xảy ra trong thực tế, thường được dùng khi đang thảo luận về tình huống không có thực trong tương lai hoặc tưởng tượng về một điều gì đó. Thông thường ta sẽ sử dụng hai Modal words “would” và “could” trong trường hợp trên.
Ví dụ:
It would be costly and inconvenient if people had to watch movies in the cinema. (Dịch: Sẽ rất tốn kém và bất tiện nếu mọi người xem phim trong rạp chiếu bóng.)
Chú ý
Will Must Have to |
Trong một vài trường hợp, việc sử dụng các Modal verbs như: “Will”, “Must” và “Have to” chưa thực sự phù hợp. Người học hãy ghi nhớ hai chú ý sau để áp dụng Động từ khuyết thiếu vào Writing Task 2 một cách hợp lý, chính xác hơn.
Will:
Như đã đề cập phía trên, tính khách quan – chính xác – trung lập là ba yếu tố cốt lõi trong một bài viết học thuật. “Will” mang nghĩa chắc chắn 100% xảy ra, và khi viết bài luận, việc thí sinh chứng minh thông tin trong bài hoàn toàn chính xác là điều rất hiếm. Vì vậy, người học nên hạn chế sử dụng động từ khuyết thiếu này khi khái quát mức độ chắc chắn của một sự vật, sự việc. Hãy cùng phân tích ví dụ sau để hiểu rõ:
Ví dụ: Students who didn’t revise for the exam will fail.
Thực tế, không phải học sinh nào không ôn tập cho bài kiểm tra sẽ đều trượt. Trong trường hợp này, việc sử dụng các từ như “may”, “can” để thay thế sẽ hợp lý hơn, giảm bớt độ chắc chắn.
Students who didn’t revise for the exam can fail.
(Dịch: Những học sinh không ôn tập cho kì thi có thể trượt.)
Must /have to
Hai từ “must”, “have to” và đều mang sắc thái tiêu cực, nghĩa là bắt buộc một ai đó phải làm điều gì, tuân thủ theo một nghĩa vụ, và điều này chưa thực sự phù hợp với tiêu chuẩn trong IELTS Writing.
Ví dụ:
Governments must take action to tackle global warming. (Tiêu cực)
Governments should take action to tackle global warming. (Đề xuất giải pháp)
(Dịch: Chính phủ nên hành động để giải quyết sự nóng lên toàn cầu.)
Để thay thế, thí sinh có thể sử dụng những Động từ mang sắc thái nhẹ hơn, thể hiện sự giải quyết vấn đề, ví dụ như: “should”, “ought to”, “need to”,...
Bài tập áp dụng:
It can be predicted that he ____ be among the top achievers in the class by the end of the semester.
As a solution to this social catastrophe, governments ____ enact laws to restrict working hours and push employers to improve the working environment for their employees.
Specifically, students who learn in mixed-sex schools ____ know how to interact with each other.
If children learn how to talk to the other gender at an early age, their social skills _____ be fostered and developed.
Đáp án và giải thích:
can/ may/ might/ could (Thể hiện sự phỏng đoán, mức độ chắc chắn của sự việc)
-> Ở vế trước có xuất hiện cụm “It can be predicted” mang ý nghĩa phỏng đoán một sự việc trong tương lai , vì vậy ở câu này sẽ sử dụng một trong số những động từ khuyết thiếu thể hiện sự dự đoán.
( Dịch: Có thể dự đoán rằng cậu ấy là một trong số những người đứng đầu trong lớp vào cuối học kỳ.)
should/ need to/ ought to (Đưa ra giải pháp cho một vấn đề)
-> Cụm “As a solution” ở đầu câu cho ta biết được nội dung của câu văn là đề xuất một hướng giải quyết cho một sự việc cụ thể.
(Dịch: Một giải pháp cho vấn đề xã hội này là chính phủ nên ban hành luật để hạn chế giờ làm việc và đẩy người sử dụng lao động cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên của mình.)
can/ may/ might/ could (Thể hiện sự phỏng đoán, mức độ chắc chắn của sự việc)
(Dịch: Những học sinh trong môi trường bao gồm cả nam và nữ có thể học được cách tương tác với nhau.)
would/ could ( Đưa ra một tình huống giả định)
-> Mệnh đề “Nếu..” ở phía trước là dấu hiệu khi đưa ra một tình huống không thực tế tại thời điểm nói.
(Dịch: Nếu trẻ em học cách giao tiếp với người khác giới từ khi còn nhỏ, các kỹ năng xã hội của trẻ sẽ được phát triển và nuôi dưỡng)