Kỹ năng đọc hiểu không chỉ là một kỹ năng thiết yếu trong các kì thi ngôn ngữ mà còn là một công cụ học tập cực kỳ quan trọng mà mỗi người có thể tự trang bị cho bản thân, bởi vì việc đọc sách, tài liệu, hay văn bản là một trong những cách tiếp thu kiến thức phổ biến và quan trọng nhất cho mỗi người. Vậy nên, việc đọc như thế nào cho hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, và nhớ thông tin lâu cũng quan trọng không kém. Tiếp theo chuỗi bài về cách ứng dụng sơ đồ tư duy (mind mapping), bài viết sẽ hướng dẫn cho người học những cách thức áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học IELTS Reading.
Người đọc có thể truy cập vào bài viết mở đầu cho series bằng link: Áp dụng Mind map vào học tiếng Anh như thế nào để hiệu quả? Phần 1: Học từ vựng và kỹ năng Speaking để đọc các giới thiệu về nguồn gốc và lý do người học nên áp dụng sơ đồ tư duy vào việc học từ vựng, ngữ pháp, và các kỹ năng khác nhau của IELTS và việc học ngôn ngữ.
Key takeaways
1. Ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc đọc hiểu đã từ lâu trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều giáo viên và nhà giáo dục. Các kết quả thường thấy là sơ đồ tư duy không chỉ giúp người học đọc hiểu tiếng Anh tốt hơn mà còn giúp thay đổi thái độ của người học đối với việc đọc văn bản, trở nên tích cực hơn.
2. Người học có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi chú các phương pháp làm bài đọc và các lý thuyết liên quan để nhớ rõ kỹ thuật làm bài hơn và chọn đáp án tốt hơn.
3. Khi tự học reading, người học có thể vẽ sơ đồ tư duy để hình dung hoá (visualize) thông tin để hiểu bài hơn và nâng cao kỹ năng đọc thông qua việc lựa chọn các thông tin chính yếu nhất, hệ thống và liên kết thông tin lại với nhau, tương tác phản hồi lại nội dung bài, và đơn giản hóa những kiến thức trừu tượng, phức tạp.
What are the positive results of applying mind maps to reading comprehension?
Áp dụng mind mapping vào quá trình ghi chú phương pháp, kỹ năng đọc và làm bài
Ví dụ:
Nguồn của hình: (McCarter & Whitby 2007 16)
Bản tiếng Việt:
Hệ thống phương pháp làm bài bằng cách này, người học có thể hiểu rõ cách làm bài logic và có bằng chứng chặt chẽ thay vì dựa vào cảm giác để chọn câu trả lời và dẫn đến chọn đáp án sai. Cách này còn giúp người học nhớ kỹ phương pháp làm bài hơn để áp dụng khi làm bài đọc.
Hình dung hoá (visualize) thông tin trong bài đọc
Ví dụ:
Diagram: Nguyên lý hoạt động của một hệ thống vận chuyển tàu giữa 2 con kênh
Nguồn hình: (Cambridge English IELTS 11 2016 24)
Thật ra, việc hình dung hóa thông tin không chỉ phù hợp với nguyên lý hoạt động hay sơ đồ của một quy trình, mà còn phù hợp với rất nhiều loại thông tin trong bài đọc, như lịch sử hình thành của một di tích, quá trình phát triển của một hiện tượng, giải thích các thông tin liên quan đến hiện tượng, v.v.
Ví dụ: Sau đây là sơ đồ tư duy dựa trên bài đọc về các chương trình chia sẻ xe đạp
Sơ đồ tư duy được tạo dựa theo bài đọc từ quyển Cambridge English IELTS 14 (Cambridge IELTS 14 2019 13, 14)
Nội dung của bài đọc xoay quanh việc hình thành và phát triển các chương trình chia sẻ xe đạp ở các thành phố lớn ở Châu Âu. Bài đọc không chỉ nói về người khởi xướng, mà còn đề cập đến thành công hiện tại của các chương trình chia sẻ xe đạp và triển vọng trong tương lai. Ngoài ra, bài đọc cũng nhấn mạnh về các chương trình chia sẻ xe đạp đầu tiên trong quá khứ và những thử thách họ phải đối mặt. Từ đó, độc giả có thể hiểu rõ hơn về các đặc điểm quan trọng của các chương trình này tại các thời điểm khác nhau: năm 1965, giữa những năm 90, và năm 1999, đều là những giai đoạn quan trọng trong lịch sử hình thành của chương trình.
Tuy nhiên, trong khi làm bài thi, thí sinh thường không có đủ thời gian để vẽ sơ đồ tư duy cho bài đọc. Điều này là một cách tự học giúp thí sinh hiểu rõ bài đọc hơn và dần quen với việc tổ chức, liên kết và hình dung thông tin. Quá trình này giúp cải thiện kỹ năng đọc hiểu đáng kể bằng cách khuyến khích thí sinh chọn lọc thông tin quan trọng và loại bỏ các chi tiết không cần thiết, cũng như tương tác và phản hồi với thông tin thay vì chỉ đọc qua loa. Sơ đồ tư duy cũng giúp đơn giản hóa các thông tin phức tạp và khó hiểu, làm cho việc nhớ thông tin trở nên hiệu quả hơn và giúp thí sinh chọn và điền đáp án chính xác và nhanh chóng hơn. Hơn nữa, thí sinh cũng thu được một số kiến thức thú vị trong quá trình này.
Sau khi phân tích bài đọc, độc giả cũng có thể ghi chú từ vựng bằng cách sử dụng các phương pháp vẽ sơ đồ tư duy được đề cập trong bài: Áp dụng Mind map vào học tiếng Anh như thế nào để hiệu quả? Phần 1: Học từ vựng và kỹ năng Speaking