Việc học ngôn ngữ cũng như việc học nói chung thường đòi hỏi người học phải nhớ khá nhiều thông tin, định nghĩa, khái niệm, và phương pháp. Việc này gây nhiều khó khăn cho học sinh và người học tiếng Anh nói chung bởi vì lượng thông tin cần phải nhớ trong thời gian ngắn thường khá lớn và làm ảnh hưởng đến quá trình học khi người học không thể tiếp thu và ghi nhớ thông tin dễ dàng. Để khắc phục tình trạng này, cách hệ thống thông tin bằng sơ đồ tư duy dần trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam và là một công cụ dạy và học hiệu quả và có nhiều ưu điểm. Từ điểm này, chuỗi bài bài viết có mục đích giới thiệu và hướng dẫn những cách thức áp dụng Mind map vào việc ghi nhớ thông tin và học từ vựng, ngữ pháp, và các kỹ năng của IELTS với phần đầu tiên là cách áp dụng cho việc học từ vựng và học kỹ năng Speaking.
Key takeaways
Mind mapping là một phương pháp hệ thống thông tin có nhiều cơ sở khoa học và có thể học sinh hiểu bài, nhớ thông tin, cải thiện kỹ năng đọc, chuẩn bị bài thuyết trình, giải quyết vấn đề và phát triển ý tưởng.
Cách vẽ sơ đồ tư duy (Mind map) hiệu quả là dùng màu khác nhau, các đường nối có độ dày khác nhau và cỡ chữ khác nhau, và dùng nhiều hình ảnh.
Có nhiều cách vẽ sơ đồ tư duy cho Từ vựng. Người học có thể vẽ theo:
Nghĩa của từ và chủ đề
Cách chia hai nhóm thông tin: ý tưởng & ví dụ và từ vựng (loại từ)
Cách kể một câu chuyện: what, where, why
Theo cụm từ (collocations)
Theo tiền tố, hậu tố, gốc từ
Theo thông tin lấy từ từ điển
Sử dụng Mind mapping trong việc chuẩn bị ý tưởng và từ vựng cho các chủ đề trong speaking, cách trả lời câu hỏi, và cách viết ghi chú cho Part 2.
What is Mind mapping? Why is Mind mapping an extremely effective learning method?
Cụ thể hơn, nó mô phỏng “schema.” Schema là kết cấu nhận thức cho việc con người tiếp nhận, xử lý, sắp xếp, và lưu trữ thông tin (Cherry 2019). Não bộ của con người cũng nhóm thông tin, liên kết chúng với nhau, và hình thành mạng lưới. Vì vậy, việc học và hệ thống kiến thức bằng Mind mapping có nhiều cơ sở khoa học và mang đến nhiều hiệu quả thực tế cho việc học ngôn ngữ.
Một nghiên cứu năm 2015 với 50 học sinh năm hai của trường đại học National Research Tomsk Polytechnic đang theo học khóa Tiếng Anh tổng quát ở Nga đã cho thấy rằng sau khi được hướng dẫn kỹ thuật Mind mapping, khoảng 90% sinh viên đã nâng cao kỹ năng đọc, viết, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, chuẩn bị bài thuyết trình, và nói trước đám đông (Buran & Filyukov, 2015).
Theo Buran & Filyukov, sử dụng sơ đồ tư duy có thể giúp ích cho những mặt sau (2015):
Effective techniques for drawing mind maps
Một số công cụ khác trên máy tính:
App trên máy tính: App XMind với Link tải và hướng dẫn https://www.thegioididong.com/game-app/download-xmind-233467
Sử dụng Microsoft PowerPoint:
Click “Insert" → “SmartArt" và chọn mẫu biểu đồ mình thích
Trang web miễn phí sau khi đăng ký tài khoản bằng gmail:
https://coggle.it/
https://miro.com/mind-map/
https://www.mindmeister.com/
How to use Mind mapping in English vocabulary learning
Nguồn của hình: ("Mind maps")
Drawing based on the theme and meaning of the word
Theo sách English Vocabulary in Use của nhà xuất bản Cambridge dành cho trình độ Trên trung cấp (Upper-intermediate), một trong những cách học từ vựng hiệu quả là xây dựng một mạng lưới từ (McCarthy & ODell 2017 10):
Theo ví dụ ở trên, người học có thể vẽ sơ đồ mạng lưới về nghĩa cho một chủ đề. Với “The web" (trang mạng) là gốc chính trung tâm. Trong chủ đề có các danh từ và cụm danh từ liên quan đến mạng, và với những danh từ và cụm danh từ đó chúng ta có những khái niệm khác liên quan đến chúng, và có một nhánh riêng để thể hiện những động từ cho chủ đề. Ví dụ liên quan đến mạng có khái niệm “social networks” (mạng xã hội), từ cụm từ này, có cụm động từ “sign up" (đăng ký), cụm động từ “unfriend someone" (huỷ kết bạn với ai đó), động từ “tweet" (đăng bài trên mạng xã hội Twitter).
Drawing based on two groups of related information about the word
Theo trang web chính của IDP ("How to use Mind maps to build your vocabulary resource for IELTS "), người học có thể chia sơ đồ ra 2 phần:
Ý tưởng và ví dụ bao gồm: những chủ đề cụ thể hơn liên quan đến chủ đề gốc chính, người vật nơi chốn nổi tiếng liên quan, lợi ích và tác hại kèm theo ví dụ ngoài thực tế, giải pháp, xu hướng phát triển trong tương lai ("How to use Mind maps to build your vocabulary resource for IELTS "). Cách vẽ này sơ đồ còn có thể giúp người học chuẩn bị thêm ý tưởng cho bài thi Writing Task 2 về văn nghị luận xã hội.
Từ vựng (nhiều loại từ khác nhau) bao gồm: từ đồng nghĩa, những cụm từ và cách diễn đạt liên quan, danh từ, động từ kèm theo nhánh cụm động từ (phrasal verb), động từ khiếm khuyết có thể sử dụng cho chủ đề, tính từ kèm theo nhánh trạng từ ("How to use Mind maps to build your vocabulary resource for IELTS "). Cách này sẽ làm người học biết sử dụng từ đúng ngữ cảnh hơn, và nhớ những nhóm từ cụ thể khi nhắc đến chủ đề.
Mẫu sơ đồ:
Nguồn của hình: ("How to use Mind maps to build your vocabulary resource for IELTS ")
Mỗi khung cho phần ý tưởng sẽ không có câu hoàn chỉnh mà là những cụm từ thể hiện ý tưởng. Về phần ví dụ, các bạn có thể nghĩ đến những sự việc liên quan trong quá khứ, hiện tại, tương lai, hoặc những sự việc liên quan đến bản thân bạn, thành phố của bạn, hoặc đất nước của bạn ("How to use Mind maps to build your vocabulary resource for IELTS ").
Drawing according to the question model
Cũng theo trang web chính của IDP, người học có thể vẽ Mind map theo cách kể chuyện dựa theo những câu hỏi “Wh-” về thời gian, nơi chốn, địa điểm, nguyên do, từ chỉ người, v.v. Sau đây là mẫu sơ đồ cho từ vựng chủ đề “Hobbies & Interests” (Sở thích và hứng thú) ("How to use Mind maps to build your vocabulary resource for IELTS "). Nhánh từ trả lời cho câu hỏi “Where do I do it?” (Tôi làm việc đó ở đâu?) là danh sách những cụm từ chỉ nơi chốn mà người ta thường đi đến để giải trí và làm hoạt động sở thích kèm theo giới từ, ở nhánh “Why do I do it?” (Tại sao tôi lại thích hoạt động đó?) là danh sách những tính từ tả tính chất tích cực của những hoạt động sở thích ("How to use Mind maps to build your vocabulary resource for IELTS ").
Những câu chuyện có tính liên kết cao luôn là một công cụ khá hữu ích cho việc nhớ thông tin.
Drawing according to collocation (phrase)
Theo quyển sách English Collocations in Use của nhà xuất bản Cambridge (McCarthy & ODell 2017 64), người học còn có thể vẽ sơ đồ tư duy cho cách sử dụng của từ để dễ nhớ collocation hơn, cụ thể là danh từ đó sẽ đi với danh từ, tính từ, hay động từ nào, và giúp người học khi nói hay viết tiếng Anh sử dụng đúng ngữ cảnh của từ:
Nguồn của hình: (McCarthy & ODell 2017 64)
Ví dụ từ ba từ “job", “work”, và “career" khi dịch sang tiếng Việt đều có nghĩa xoay quanh “việc làm, công việc, và nghề nghiệp", tuy nhiên mỗi từ này trong tiếng Anh có những cách sử dụng khác nhau tùy theo từ đi kèm và ngữ cảnh.
Ví dụ tiếp theo là từ “law" (luật) sẽ đi chung với 9 động từ để hình thành những cụm từ danh từ & động từ phổ biến nhất cho chủ đề luật pháp: break a law (vi phạm luật), pass a law (thông qua một đạo luật), introduce a law (đưa vào thực thi một đạo luật), v.v.
Drawing according to prefixes, suffixes, and root words
Một cách khác là vẽ sơ đồ tư duy dựa theo tiền tố, hậu tố, và gốc từ (root). Phần lớn các từ trong tiếng Anh được hình thành từ những hậu tố, tiền tố, và thành phần từ mà bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp hoặc La Tinh. Ví dụ: Gốc astro- nghĩa là vì sao hoặc thiên thể bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ("Astro- Definition & Meaning") là gốc của hàng loạt từ trong nhóm vũ trụ và thiên văn: Astronaut (phi hành gia), Astronomy (thiên văn học), Astrology (chiêm tinh học), v.v. ("Astro- Definition & Meaning"). Cách vẽ sơ đồ tư duy của từ dựa theo gốc từ là vẽ gốc của từ trước kèm với định nghĩa của gốc, sau đó chia nhánh của các từ phổ biến nhất bắt nguồn từ tiền tố, hậu tố, hoặc gốc từ đó, kèm theo định nghĩa cách sử dụng liên quan.
Nguồn của hình: (Gutierrez 2018)
Drawing according to the presentation style of dictionaries
Người học có thể tra từ theo từ điển Cambridge Online: https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/photograph để xem các thông tin được trình bày sau đây.
Qua cách vẽ sơ đồ của đài BBC, người học vẽ gốc trung tâm là 1 từ vựng, và các nhánh nhỏ lần lượt thể hiện:
Loại từ: danh từ, động từ, hay tính từ, v.v. Rất nhiều từ trong tiếng Anh có thể là nhiều loại từ khác nhau tùy theo cách sử dụng. Ví dụ từ “produce" vừa có thể là động từ “sản xuất” vừa có thể là danh từ “nông sản.”
Nhóm họ từ. Ví dụ: từ chính là “photograph" thì có cách viết tắt phổ biến là “photo" (hình ảnh), có danh từ chỉ người “photographer" (nhiếp ảnh gia), danh từ trừu tượng “photography" (nhiếp ảnh), tính từ “photographic” (về mặt nhiếp ảnh), trạng từ “photographically" (liên quan nhiếp ảnh)
Cụm từ: những tính từ, danh từ, động từ, cách diễn đạt, v.v. liên quan đến từ. Ví dụ: “a colour/black-and-white photograph” có nghĩa là hình có màu hoặc hình trắng đen, từ “photograph" đi với 2 tính từ là “colour" (có màu) hoặc “black-and-white" (trắng đen).
Cách phát âm: người học có thể ghi chép phiên âm IPA cho từ hoặc gạch chân, đánh dấu, highlight chỗ nhấn âm của từng từ. Ví dụ: từ “photograph" nhấn âm 1, nhưng từ “photographer" và “photography" thì nhấn âm 2, và từ “photographic” nhấn âm 3
Ways to utilize Mind mapping in learning Speaking
Preparation and brainstorming vocabulary for common speaking topics
Khá tương tự với một số cách học từ vựng, người học có thể vẽ sơ đồ tư duy cho những chủ đề phổ biến trong kì thi Speaking của IELTS để chuẩn bị trước ý tưởng và từ vựng và giúp cho phần thi được suôn sẻ và trôi chảy hơn khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Sau đây là 100 câu hỏi “My" (của tôi) về bản thân để người học có thể xem xét và chuẩn bị cho Part 1 và Part 2 (Memarzadeh 77, 78, 79, 80, 81):
My marital status, My daily activities, My qualifications, My military service, My strengths, My weaknesses, My reason for taking IELTS, My accomplishments, My short-term plans, My long-term plans, My volunteer work, My diet, My parents, My siblings, My grandparents, My wife/husband, My children responsibilities at home, My relationship with My family, My daily routines, My best friend, My best friend's quality, My home, My favourite room, My dream home, My dream house, My neighbourhood, My neighbours, My education, My favorite courses, My least favorite courses, My study habits, My extracurricular activities, My favorite teacher, My favorite subject, My school/university memory, My educational goals, My favorite English skills, My first memories of learning English, My difficulties in learning English, My job, My work hours, My work experience, My career objectives, My work responsibilities, My last promotion, My boss, My colleagues, My problems at work, My previous job, My retirement plans, My last holiday, My free time activities, My favourite sport, My favourite restaurant, My favourite TV programme, My favourite newspaper, My favourite website, My favourite writer, My favourite books, My favourite music, My favourite food, My favourite shop, My favourite clothes, My favourite actor, My favourite singer, My favourite athlete, My role model, My favourite colour, My favourite season, My hometown's history, My hometown's population, My hometown's climate, My hometown's agricultural, My hometown's fame, My hometown's tourist attractions, My hometown's historic monuments, My hometown's holiday resorts, My favourite method of travel, My hometown's public, My hometown's entertainment facilities, My hometown's problems, My hometown's future, My country's population, My country's climate, My country's language, My country's tourist attractions, My country's industries, My country's public transport, My country's customs/traditions, My country's festivals, My country's handicrafts, My country's music, My country's clothes and costumes, My country's public entertainment, My country's typical dish, My country's popular sport, My country's national heroes, My country's currency, My country's national holidays.
Ví dụ:
Application in answering questions and developing ideas
Người học có thể ứng dụng Mind mapping vào cách trả lời câu hỏi cho Part 1 bằng cách hình thành 1 sơ đồ tư duy trong đầu cho câu hỏi và bổ sung ý và những khái niệm và nhánh thông tin liên quan. Ví dụ câu hỏi “Do you like your school?”, người thi có thể liên tưởng đến những thông tin liên quan như “who" (những bạn học chung trường, thầy cô), “what" (những cơ sở vật chất trong trường, thường làm gì với bạn ở trường, v.v., ), “where" (vị trí, nơi chốn của trường, nó xa hay gần nhà, v.v.).
Ví dụ cho câu hỏi: “How do you like your primary school?,” các bạn có thể phát triển ý như sau dựa trên Mind map sử dụng các từ để hỏi để thêm chi tiết cho câu trả lời.
Tương tự như vậy, khi được đặt câu hỏi về những hoạt động khác nhau, người học có thể liên tưởng đến mình làm hoạt động đó với ai, ở đâu, có thường xuyên không, tại sao lại thích nó, v.v. để thêm ý tưởng cho câu trả lời.
Ngoài ra khi viết khi chú cho Part 2, người đọc cũng có thể ghi chú theo phương pháp Mind mapping sử dụng những gợi ý được cho sẵn ("IELTS Mind Map - Speaking")
Đề:
Describe a lake, a river or a sea you have visited.
You should say:
Where the lake, river or sea is
How often you have visited it
What activities you do there
Explain why you like this particular place.
Việc ghi chú theo cách này có thể giúp người thi phát triển ý bởi vì Mind mapping cũng được ứng dụng để brainstorm (suy nghĩ ý tưởng) và giúp người đọc tổ chức sắp xếp thông tin để khi nói thì bài nói có sẽ có tổ chức và trật tự hơn. Đây cũng có thể là lý do vì sao sơ đồ tư duy có thể cải thiện khả năng thuyết trình, bởi vì khi hình dung được sơ đồ nội dung của bài thuyết trình, người thuyết trình có thể biết rõ các phần và cấu trúc của những gì mình muốn trình bày.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho Part 3, người học có thể tìm hiểu thông tin về các chủ đề phổ biến trong IELTS từ trang web: https://ieltsmaterial.com/ielts-speaking-part-3-topics-questions-with-answers/ và chuẩn bị ý tưởng như các vấn đề nóng trong chủ đề, các mặt ích lợi và có hại, sự khác nhau của người già và người trẻ khi tiếp cận vấn đề này, có những ảnh hưởng và giải pháp nào, có những ví dụ liên quan đến thực tế nào, v.v.
Example: Topic “Decisions” (quyết định):
What’s the most crucial aspect of decision-making?
Do you believe adults consistently outperform children in decision-making?
Do you prefer making prompt decisions?
What insights can individuals gain from incorrect decisions?
Should parents dictate decisions for their children?
Learners can explore verbs commonly associated with the noun 'decision,' such as “make a decision,” “reach a decision,” “decision-making,” or related terms like “decisiveness,” “decisive,” “decide.” Learners can also delve into articles discussing factors influencing human decision-making, the benefits or drawbacks of decisiveness or indecisiveness, whether adults or children excel in decision-making, etc. Learners may refer to the following article: https://www.bbc.co.uk/bitesize/guides/zkdc7nb/revision/4