1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra viêm mũi họng ở trẻ
Mũi họng là một phần của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn thông qua việc hít thở không khí hoặc tiếp xúc với vi khuẩn qua tay,… Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, do đó trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn bị nhiễm viêm mũi họng, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi.
Nguyên nhân gây viêm mũi họng ở trẻ bao gồm:
Yếu tố môi trường
Các điều kiện sống thay đổi hoặc không phù hợp như: nhiều bụi, khói, thuốc lá, thời tiết biến đổi, thay đổi chế độ ăn hoặc thời gian ngủ, hoặc việc đi học mẫu giáo,… có thể làm cho trẻ bị viêm mũi họng.
Tác nhân vi khuẩn
Trẻ có thể mắc viêm mũi họng do:
-
Virus: cúm, sởi, Adenovirus,…
-
Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, phế cầu, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A.
Viêm mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ
2. Làm thế nào để chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi họng?
Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu của viêm mũi họng, cần phải chăm sóc ngay bằng cách thực hiện các biện pháp sau đây. Thực hiện càng sớm, triệu chứng mà trẻ gặp phải càng nhanh chóng được cải thiện.
2.1. Vệ sinh cho mũi họng của trẻ
Ngay từ khi bắt đầu cảm giác chảy nước mũi, ngạt mũi nhẹ bắt đầu, thường là dịch mũi lỏng cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%. Thực hiện rửa mũi 4 - 5 lần mỗi ngày cho đến khi không còn triệu chứng chảy nước mũi. Dùng khăn mềm lau dịch mũi cho trẻ, tránh dùng giấy hoặc khăn cứng vì có thể gây đau rát mũi.
Sau vài ngày xuất hiện triệu chứng, dịch mũi bắt đầu đặc gây khó thở cho trẻ, hơn nữa không dễ dàng vệ sinh. Lúc này, cha mẹ có thể nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bị ngạt để làm loãng rỉ mũi. Sau đó nhẹ nhàng day hai bên cánh mũi để rỉ mũi mềm, tự bong ra.
Với trẻ sơ sinh không thể tự xì mũi hoặc dịch mũi quá nhiều, quá đặc, có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm thông thoáng được thở cho trẻ. Cần sử dụng đúng cách khi thực sự cần thiết vì việc sử dụng nhiều dụng cụ hút mũi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý không hút dịch mũi trực tiếp cho trẻ bằng miệng, vi khuẩn có thể lây từ miệng người lớn sang trẻ và gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn. Cần sử dụng khăn giấy mềm lau dịch mũi cho trẻ chỉ một lần hoặc giặt sạch sau khi sử dụng, tránh virus còn tồn tại có thể lây nhiễm ngược.
Dịch mũi là điều bình thường trong bệnh viêm mũi họng ở trẻ, nhưng nếu xuất hiện chảy mủ, chảy máu kèm theo sốt cao, trẻ có thể đã biến chứng nặng sang viêm tai, nhiễm khuẩn. Cần chăm sóc y tế, xem xét sử dụng kháng sinh để điều trị.
Việc vệ sinh mũi họng là cần thiết ngay khi trẻ có triệu chứng viêm mũi họng.
Hạ sốt cho trẻ
Viêm mũi họng ở trẻ thường đi kèm với sốt. Nếu trẻ bị sốt cao hơn 38.5 độ C, cần phải hạ sốt ngay. Phương pháp hạ sốt hiệu quả là sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp với lau mát cơ thể thường xuyên.
Khi sử dụng thuốc hạ sốt, cần tuân theo hướng dẫn về liều lượng từ bác sĩ hoặc dược sĩ có kinh nghiệm. Tự ý sử dụng sai liều lượng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Phương pháp làm mát có thể thực hiện như sau: Sử dụng khăn bông thấm nước ấm (nhiệt độ từ 37 - 40 độ C), sau đó vắt ráo và lau khắp cơ thể cho trẻ. Cần đặc biệt chú ý đặt khăn ở hai bên nách và bẹn, thường xuyên thay khăn cho đến khi nhiệt độ của trẻ giảm xuống dưới 38 độ C.
Trẻ khi mắc viêm mũi họng thường cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn. Nên để trẻ ngủ ở nơi thông thoáng, tránh tiếp xúc với quạt hoặc gió mạnh. Đặc biệt cần theo dõi tình trạng của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Đảm bảo trẻ uống đủ nước và thường xuyên để giảm bớt nhiệt độ cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Trong thời gian trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ như sau:
- Chế biến những loại thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như cháo, canh, súp,... Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ và cho trẻ ăn theo nhu cầu để trẻ ăn nhiều hơn. Làm dịu cổ họng cho trẻ bằng dịch quả hấp mật ong, gừng, chanh,... Chỉ cho trẻ uống thuốc sau khi ăn, hướng dẫn trẻ uống và có thể thêm đường, mật để trẻ không bị nôn mửa. Tránh ép trẻ ăn quá nhiều. Đảm bảo trẻ uống đủ nước và ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất, cũng như tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh.
Trẻ nên uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả
Nhận biết dấu hiệu viêm mũi họng nặng ở trẻ
Trẻ bị viêm mũi họng thông thường có thể tự khỏi qua chế độ chăm sóc phù hợp tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu phát hiện các dấu hiệu nặng như:
- Trẻ bị chảy mủ ở tai. Trẻ bị sốt cao liên tục mà không được giảm bởi chườm ấm hoặc thuốc hạ sốt. Trẻ bị nôn ói kéo dài và đi ngoài phân lỏng gây mất nước. Trẻ ho nhiều, không kiểm soát, có dấu hiệu khó thở hoặc nhịp thở nhanh.
Nếu sau 2 - 3 ngày chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ mà triệu chứng không cải thiện, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Biện pháp phòng ngừa viêm mũi họng ở trẻ hiệu quả
Để chăm sóc tốt cho trẻ và phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cũng như các bệnh lý hô hấp khác, có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ cơ thể trẻ ấm áp, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa hoặc có gió lạnh. Cần chú ý giữ ấm các vùng quan trọng như cổ, ngực, gan bàn chân,... Vệ sinh họng và miệng cho trẻ thường xuyên và hướng dẫn trẻ thực hiện khi có thể. Nhắc nhở trẻ đánh răng thường xuyên trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, cũng như sau khi ăn. Cho trẻ hít thở không khí trong lành, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi, hoá chất công nghiệp. Hạn chế trẻ tiếp xúc với người nghi mắc bệnh hoặc đi tới nơi đông người trong mùa dịch. Hướng dẫn trẻ không tự ý ngoáy mũi, không đưa tay lên miệng ngậm để tránh nhiễm khuẩn.
Trẻ cần tự học cách chăm sóc răng miệng hàng ngày