Vết phồng rộp xuất hiện khi lớp biểu bì da tách ra khỏi các lớp da dưới. Nguyên nhân thường là ma sát hoặc nhiệt độ cao, nhưng cũng có thể do các vấn đề về da hoặc tình trạng sức khỏe khác gây ra. Phần nước ở giữa các lớp da tạo thành hiện tượng bóng nước của vết phồng rộp. Vết phồng rộp sẽ mau lành nếu chưa bị vỡ, nhờ lớp da bên ngoài ngăn vi khuẩn xâm nhập và kháng viêm. Tuy nhiên, đôi khi vết phồng rộp cũng có thể tự vỡ. Vết phồng rộp bị vỡ hoặc rách cần được chăm sóc kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn. Dưới đây là các bước đơn giản để chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ và theo dõi để đảm bảo lành thương.
Các bước
Xử lý vết phồng rộp

- Điều này giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng cho vết thương.

- Không sử dụng cồn, iodine hoặc nước oxy già vì chúng có thể gây kích ứng da.


- Rửa sạch vùng xung quanh vết phồng rộp. Tiếp theo, tiệt trùng cây kéo nhỏ bằng cồn hoặc nước sôi trong 20 phút.
- Cẩn thận cắt miếng da chết. Đừng cắt gần vùng da non. Hãy để lại ít da hơn là làm tổn thương nặng hơn.

- Thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn như Neosporin chứa neomycin, polymyxin và bacitracin.

- Sử dụng băng cá nhân và gạc không dính cho vết phồng rộp mở. Không dùng loại gạc thông thường vì nó sẽ dính vào da!
- Băng cá nhân hydrocolloid giúp vết thương nhanh lành mà không làm tổn thương vết phồng rộp.

- Có nhiều loại miếng dán với mút xốp đặc biệt, phù hợp cho da nhạy cảm.
- Hoặc bạn có thể dùng miếng dán moleskin. Hãy cắt 2 miếng moleskin lớn hơn vết phồng rộp, đặt miếng cắt hình vòng tròn lên vết phồng rộp, đảm bảo vùng thoáng khí. Dán miếng còn lại lên trên miếng đầu tiên.
- Tránh sử dụng băng cá nhân dạng lỏng, nó thường gây kích ứng hoặc viêm nhiễm trên vết phồng rộp.
- Nếu cần, hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Chăm sóc cho vết phồng rộp bị vỡ

- Tiếp tục sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành hoàn toàn.

- Rửa vùng da phồng rộp, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng miếng dán băng mới.
- Nếu da xung quanh miếng dán trở nên đỏ, sần sùi hoặc ngứa, có thể bạn dị ứng với keo dán. Hãy chọn loại khác hoặc sử dụng gạc không dính tiệt trùng và băng keo y tế. Bôi thuốc mỡ hydrocortisone 1% vào vùng da kích ứng xung quanh vết phồng rộp để giảm ngứa, nhưng đừng bôi lên vết phồng rộp.


- Cơn đau tăng dần xung quanh vết phồng rộp.
- Vết phồng rộp sưng, đỏ hoặc nóng rát.
- Vết đỏ xuất hiện do ảnh hưởng của vết phồng rộp, đây là dấu hiệu của nhiễm độc máu.
- Mủ chảy ra từ vết phồng rộp.
- Sốt.

- Bị nhiễm khuẩn (xem nội dung bước trên để biết dấu hiệu viêm nhiễm).
- Gây ra đau đớn nhiều.
- Vết phồng rộp tái phát.
- Xuất hiện ở các vị trí bất thường như bên trong miệng hoặc trên mí mắt.
- Xảy ra do nhiệt, bao gồm cháy nắng hoặc bỏng.
- Do phản ứng dị ứng (ví dụ, côn trùng cắn).
Ngăn chặn vết phồng rộp xuất hiện

- Bạn có thể sử dụng miếng dán moleskin hoặc miếng dán đặc biệt để tránh vết phồng rộp ở gót giày nơi thường xảy ra ma sát.

- Bạn cũng có thể sử dụng bít tất dài để bảo vệ chân nếu tất thông thường không phù hợp với trang phục của bạn.

- Thử sử dụng phấn trẻ em không chứa bột talc hoặc phấn dành cho chân. Tránh sử dụng phấn có bột talc vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số loại phấn còn có khả năng khử mùi.
- Bạn cũng có thể dùng chai xịt giày để giảm mồ hôi.

- Nên đeo găng tay khi tham gia các hoạt động như nâng tạ có thể gây ra vết phồng rộp ở tay.

- Vết phồng rộp có thể là dấu hiệu của cháy nắng cấp độ 2 và cần khoảng 10-21 ngày để lành.