1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm bao gồm những tri thức, kỹ năng và phương pháp mà tác giả đã thu thập từ thực tiễn công tác, giúp giải quyết những vấn đề mà các biện pháp thông thường không thể xử lý, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Người nghiên cứu áp dụng những sáng kiến này để giải quyết các vấn đề trong công việc, nâng cao kết quả cho cá nhân và tổ chức.
Như phân tích trên, sáng kiến kinh nghiệm thực chất là sự kết hợp của hai yếu tố chính: thứ nhất là tính mới, tức là chưa được phát hiện hay áp dụng trước đó, và thứ hai là tính trải nghiệm, tức là kinh nghiệm thu được từ thực tế công tác, từ đó tổng hợp thành kinh nghiệm cá nhân. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm là diễn đạt lại một quy trình hoặc công việc mà bạn đã tích lũy kinh nghiệm, nhằm giúp những người khác hiểu và thực hiện đạt kết quả mong muốn.
Một sáng kiến kinh nghiệm thành công cần thể hiện rõ mục đích, tính thực tiễn, tính khoa học và khả năng áp dụng. Về mục đích, đề tài phải giải quyết được các vấn đề cụ thể trong giảng dạy và công tác. Tính thực tiễn yêu cầu nêu rõ những khó khăn gặp phải và cách tìm giải pháp. Về mặt khoa học, cần có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để hỗ trợ giải quyết vấn đề. Bài viết phải trình bày rõ ràng, mạch lạc và phương pháp sáng tạo. Khả năng áp dụng cần chứng minh bằng kết quả và số liệu so sánh với dữ liệu trước đó.
2. Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm mới nhất
2.1 Cấu trúc chuẩn của một sáng kiến kinh nghiệm
Tùy theo lĩnh vực, cấu trúc của bài sáng kiến kinh nghiệm có thể bao gồm các phần và nội dung khác nhau.
1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2. Phần nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Thực trạng ( cơ sở thực tiễn) - Thuận lợi - khó khăn( Thành công- hạn chế, Điểm mạnh- điểm yếu) - Các nguyên nhân ( chủ quan, khách quan) - Phân tích, đánh giá các thực trạng vấn đề mà đề tài đang nói đến 2.3.Giải pháp/ biện pháp - Mục tiêu - Nội dung và cách thức thực hiện - Điểm mới của biện pháp - Mối liên hệ của các giải pháp/biện pháp -Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu 2.4. kết quả đạt được quả khảo nghiệm, đánh giá 3. Kết luận, khuyến nghị 3.1. Kết luận - Tổng kết khái quát các nội dung nghiên cứu - Kết quả của nội dung nghiên cứu 3.2. Khuyến nghị 4. Tài liệu tham khảo 5. Phụ lục |
2.2 Các phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
STT | CÁC PHẦN | NỘI DUNG CÁC PHẦN |
1 | Phần mở đầu | - Lý do chọn đề tài: Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:
Mục tiêu: Bài viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm giải quyết giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề nội bộ, cạnh tranh hoặc những tình huống phát sinh trong quá trình công tác tại đơn vị. Nhiệm vụ: Làm rõ những định hướng của mục tiêu thông qua các việc cụ thể, bao gồm những việc sau: Đổi mới trong công tác giảng dạy, đánh giá học sinh; Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy; Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên tại đơn vị; Tổ chức các chương trình hướng nghiệp, giáo dục tâm sinh lý, giáo dục giới tình,…Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tại trường Đối tượng nghiên cứu là vấn đề, sự vật, sự việc được lựa chọn để xem xét, làm rõ trong quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm Phạm vi nghiên cứu: Với tính chất của một bài viết sáng kiến kinh nghiệm thì người viết không thể nghiên cứu ở một phạm vi quá rộng bởi những hạn chế về không gian và thời gian. Do đó, người viết nên khoanh vùng phạm vi để tìm ra giới hạn, thống nhất về không gian và thời gian. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là phương pháp thu thập những cơ sở lý luận, thông tin, số liệu có sẵn để kết luận cho nghiên cứu. Nổi trội với phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập. |
2 | Phần nội dung | Cơ sở lý luận của vấn đề: Tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. (Không nhất thiết đề tài sáng kiến, giải pháp nào cũng có phần này) Cơ sở thực tiễn: Phân tích hiện trạng nhà trường sau đó giải thích vì sao cần sáng kiến kinh nghiệm. Thực trạng: Trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết.Các nguyên nhân, yếu tố chủ quan, yếu tố ảnh hưởng khách quan: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, bất cập. Cho biết những nhân tố nào đã làm tồn tại những vấn đề đó và sự cản trở của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quá trình nghiên cứu đề tài. Giải pháp, biện pháp: Thể hiện những giải pháp mà tác giả đưa ra để giải quyết các vấn đề khi nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn. Yêu cầu thực tế, khả thi, cụ thể, rõ ràng, chỉ ra cách thức, phương pháp triển khai thực hiện giải pháp như: thực hiện như thế nào, áp dụng trong tình huống nào, mục tiêu của giải pháp.... Kết quả khảo nghiệm, đánh giá. Đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp cho đối tượng nào. Kết quả cụ thể đã đạt được (có thể so sánh với thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm). |
3 | Phần kết luận, kiến nghị | Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Tác giả cần trình bày những nhận định chung của mình về khả năng áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của đề tài sáng kiến. Kiến nghị, đề xuất: ghi những ý kiến, nguyện vọng của người viết đề tài đề nghị cấp trên có biện pháp, tạo điều kiện tốt hơn cho việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả. (Không nhất thiết đề tài sáng kiến nào cũng có phần này) |
4 | Tài liệu tham khảo | Phần danh mục tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu trong mỗi bài nghiên cứu. Nó thường nằm ở cuối bài. |
5 | Phụ lục | Phải được tình bày một cách ngắn gọn nhưng phụ lục vẫn phải đầy đủ, tránh chung chung làm cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai ý muốn truyền tải. Bên cạnh những thông tin cần đáp ứng về nội dung thì một sáng kiến khoa học cần phải đáp ứng được những yêu cầu về hình thức. Theo đó thì sáng kiến kinh nghiệm phải được trình bày trên khổ giấy A4 chuẩn, kiểu chữ là times new roman, cỡ chữ là 13-14, khoảng cách dãn dòng là 1.2 đến 1.5 line, lề trên là 3 cm, lề dưới là 2 cm, lề trái là 2 cm. Đánh số trang thì đánh số trang ở giữ lề dưới. |
Chúng tôi hy vọng rằng thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2023-2024, giúp bạn thực hiện công việc này một cách hiệu quả và thành công.
>> Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài viết sau đây:
Công văn 1200/SGD&ĐT 2008 hướng dẫn việc viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm tại tỉnh Gia Lai
Mẫu quyết định công nhận sáng kiến (mẫu số 07)
Sáng kiến là gì? Quy định về nội dung điều lệ sáng kiến theo pháp luật