1. Khái niệm viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn, thường là khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ quan bàng quang hoặc thận để gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, sau đó lan sang các cơ quan tiết niệu khác như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu thường xảy ra nhiều ở phụ nữ, đặc biệt là trong thai kỳ.
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu, đặc biệt là ở cuối thai kỳ?
Vì sao phụ nữ dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn nam
Cấu trúc của hệ thống tiết niệu ở phụ nữ
Trong quá trình mang thai, các hormone nữ giới khiến cho niệu quản mở rộng, kéo dài thời gian đi tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Khi thai nở lớn, nó đẩy bàng quang của mẹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây nên viêm nhiễm. Đây chính là lý do tại sao phụ nữ mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ, dễ mắc viêm đường tiết niệu.
2. Triệu chứng và ảnh hưởng của viêm đường tiết niệu khi mang thai
Các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai bao gồm:
-
Muốn đi tiểu thường xuyên nhưng ít tiểu.
-
Khi đi tiểu cảm thấy nóng rát, tiểu rắt, khó tiểu.
-
Khi không đi tiểu cảm thấy buồn, khó chịu, ớn lạnh, có thể đau bụng dưới và có sốt nhẹ.
-
Cảm giác trực tràng đầy.
-
Thường xuyên đau lưng vùng dưới sườn, khó chịu ở bụng, bụng căng.
-
Nước tiểu đục, mùi khai, có thể có máu nếu viêm nhiễm nặng.
Màu nước tiểu của phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu đục hơn so với bình thường
Các tác động trực tiếp lên cơ thể của người mẹ
-
Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của hệ thống tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản,…
-
Viêm nhiễm kéo dài ở ống niệu đạo có thể tạo ra vết sẹo và làm hẹp niệu đạo.
-
Nhiễm khuẩn ở các phần khác của hệ thống tiết niệu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp,… đặc biệt là bệnh thận cấp.
-
Có thể xảy ra hiện tượng co giật tiền sản và tăng huyết áp cho người mẹ.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng nước tiểu có thể gây nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến thai non hoặc gây tử vong trong tử cung.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Ngoài những dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán nhiễm khuẩn thường được thực hiện trực tiếp với nước tiểu của bà bầu. Các xét nghiệm bao gồm:
-
Kiểm tra vi khuẩn trên mẫu nước tiểu bằng cách đặt giữa dòng để xác định tình trạng tiết niệu không có triệu chứng.
-
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
-
Xét nghiệm chức năng thận, tổng phân tích máu, CRP, men gan.
-
Khám phụ khoa để kiểm tra viêm nhiễm.
Viêm đường tiết niệu có nhiều biến động hơn khi thai kỳ đến giai đoạn cuối
Tất cả các vị trí nhiễm trùng của hệ tiết niệu đều được điều trị bằng cách sử dụng các loại kháng sinh có phổ rộng, như nitrofurantoin, nibiol, ampicillin,… thuộc nhóm beta - lactam được chỉ định điều trị cho phụ nữ mang thai. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể cần truyền dịch và nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện.
4. Phòng tránh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai
Sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống hợp lý có thể ngăn ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn và tránh được tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ đối với phụ nữ mang thai.
Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần
Uống nhiều nước hơn so với bình thường khiến bà bầu muốn đi tiểu nhiều lần, giúp loại bỏ nước tiểu bị đọng lại và loại bỏ được vi khuẩn trong nước tiểu khỏi niệu đạo.
Mặc đồ lót thoáng mát với kích cỡ phù hợp
Đồ lót đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín khỏi tình trạng nhiễm khuẩn và nhiều tổn thương khác. Sử dụng đồ lót với kích cỡ phù hợp giúp bạn cảm thấy thoải mái, và sử dụng chất liệu thoáng mát để tăng khả năng thấm mồ hôi, tránh tạo môi trường ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi và phát triển.
Luôn giữ gìn vệ sinh vùng kín
Giữ vùng kín cả khu vực hậu môn để tránh tình trạng lây nhiễm với các vùng lân cận.
Sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh phụ nữ chất lượng
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, đặc biệt là lúc mang thai. Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng,… các sản phẩm vệ sinh không rõ xuất xứ để tránh gây kích thích.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng để bảo vệ bản thân và thai nhi
Chế độ ăn uống khoa học
Duy trì chế độ ăn uống khoa học để duy trì trạng thái thể chất tốt nhất trong kỳ mang thai, ăn đầy đủ lượng rau xanh cần thiết để tăng đề kháng, bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh vào thực đơn hằng ngày để tăng cường lợi khuẩn và cân bằng độ pH, cân bằng các thức ăn hằng ngày với lượng vitamin E cao để bổ sung chất nhờn ở âm đạo như đậu phộng, vừng,…
Cần tránh các thức ăn cay, nóng, thực phẩm lên men, hải sản để tránh kích thích, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… hạn chế thức ăn chế biến sẵn để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
Kiểm tra định kỳ sức khỏe thai nhi và kiểm tra nước tiểu để đảm bảo cơ quan tiết niệu luôn được bảo đảm an toàn.
Cập nhật đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản để nắm bắt tình hình nhanh chóng trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng bệnh và được điều trị kịp thời.