Sắp xếp các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 1. Điền vào các ô trống dưới đây 2 từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian. Tìm danh từ chỉ người và vật trong lớp học của em, rồi viết vào bảng dưới đây. Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 - 2 danh từ đã tìm được từ bài tập 3. Chọn danh từ trong khung điền vào chỗ trống. Chọn câu chủ đề cho từng đoạn và xác định vị trí đặt câu chủ đề.
Luyện từ và câu
Câu 1:
Xếp các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 9) vào nhóm thích hợp.
Từ chỉ người |
Từ chỉ vật |
Từ chỉ hiện tượng tự nhiên |
Từ chỉ thời gian |
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn ở bài tập 1 và dựa vào kiến thức về danh từ để sắp xếp vào nhóm phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Từ chỉ người |
Từ chỉ vật |
Từ chỉ hiện tượng tự nhiên |
Từ chỉ thời gian |
học sinh, bố, mẹ, thầy giáo, cô giáo, bạn bè. |
Lá, bàn, ghế |
Nắng, gió |
Hè, thu, hôm nay, năm học |
Câu 2
Điền vào mỗi ô trống dưới đây 2 từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian. Mỗi từ chỉ dùng một lần.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về danh từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian để điền các từ thích hợp.
Giải thích chi tiết:
- Hiện tượng tự nhiên: mưa, gió, nắng, bão,...
- Người: bố, mẹ, ông, bà,...
- Vật: bút, thước, bàn, ghế,...
- Thời gian: Xuân, Hạ, Thu, Đông,...
Câu 3
Tìm các danh từ chỉ người, vật trong lớp học của em và viết vào bảng dưới đây:
Danh từ chỉ người |
Danh từ chỉ đồ vật |
|
|
Phương pháp giải:
Em quan sát lớp học và điền các danh từ chỉ người, vật có trong lớp học phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Danh từ chỉ người |
Danh từ chỉ đồ vật |
Cô giáo, học sinh, bạn bè, thầy giáo,.... |
bàn, ghế, cửa sổ, chậu cây, rèm cửa, bút, thước, tẩy, sách vở, đồng hồ, tranh ảnh, cặp sách,…. |
Câu 4
Đặt 3 câu mà mỗi câu có chứa 1 hoặc 2 danh từ tìm được ở bài tập 3.
Cách làm:
Em hãy đặt 3 câu sử dụng 1 hoặc 2 danh từ từ bài tập 3.
Ví dụ:
- Cô giáo của em rất tốt bụng.
- Các bạn học sinh đều chăm chỉ học tập.
- Trong cặp sách của chúng em có bút, thước, tẩy, và nhiều đồ dùng học tập khác.
Câu 5
Chọn danh từ trong khung và điền vào chỗ trống.
chim, lộc, đất, mưa, gió, muông thú, mộc nhĩ, cây cối
Mưa rơi nhẹ nhàng. Chim hót trên những cành cây đẫm sương. Không biết từ bao giờ, cây cối đã bắt đầu đâm chồi. Dọc bờ suối, những đám mộc nhĩ mới mọc dày đặc trên những thân cây đổ. Nấm nở bung, chen chúc nhau trên nền đất ẩm ướt.
Viết
Câu 1:
Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 10 – và thực hiện yêu cầu.
a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.
b. Ghi lại ý chính của mỗi đoạn văn.
- Đoạn 1:
- Đoạn 2:
c. Ghi lại câu nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết vị trí của câu đó trong đoạn.
Đoạn văn |
Câu nêu ý chính |
Vị trí trong đoạn |
Đoạn 1 |
|
|
Đoạn 2 |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ cả 2 đoạn văn để nêu được hình thức trình bày, ý chính và câu nêu ý chính.
Lời giải chi tiết:
a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn:
- Mỗi đoạn đều gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
- Mỗi câu đều có dấu chấm, dấu phẩy đầy đủ.
- Cầu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.
b. Ý chính của mỗi đoạn văn là:
- Đoạn 1: Mọi người đang tất bật chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ được hoàn thiện nhất có thể.
- Đoạn 2: Những loài côn trùng đang chăm chỉ, cần mẫn làm việc để giữ gìn hoa lá.
c. Câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí:
Đoạn văn |
Câu nêu ý chính |
Vị trí trong đoạn |
Đoạn 1 |
"Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ:. |
Đầu đoạn văn |
Đoạn 2 |
"Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.". |
Cuối đoạn văn |
Câu 2
Đọc các đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 11), chọn câu chủ đề cho từng đoạn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.
Câu chủ đề |
Đoạn văn |
Vị trí câu chủ đề trong đoạn |
a. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ. |
|
|
b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang Tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi. |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ cả 2 đoạn văn. Xác định ý chính của mỗi đoạn, từ đó lựa chọn câu chủ đề và vị trí đặt câu chủ đề phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu chủ đề |
Đoạn văn |
Vị trí câu chủ đề trong đoạn |
a. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ. |
Đoạn 2 |
Đầu đoạn |
b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang Tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi. |
Đoạn 1 |
Cuối đoạn |
Câu 3
Viết một câu chủ đề khác cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2.
Cách làm:
Suy nghĩ về nội dung và viết câu chủ đề khác cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2.
Ví dụ:
Đoạn 1: Mùi hương Tết đã ngập tràn nhà em từ chiều Ba mươi Tết.
Câu chủ đề nên được đặt ở đầu đoạn.
Đoạn 2: Các loài chim có những cách xây tổ rất độc đáo và khác nhau.
Câu chủ đề nên được đặt ở đầu đoạn.
Vận dụng
Ghi lại một vẻ riêng của từng người trong gia đình em.
Người thân |
Vẻ riêng |
M: Bố |
vô cùng hài hước |
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Em nhớ lại vẻ riêng của mỗi người trong gia đình em và điền vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Người thân |
Vẻ riêng |
M: Bố |
Vô cùng hài hước |
Mẹ |
Rất dịu dàng |
Anh trai |
Hiền lành, dễ mến |
Em gái |
Vô cùng dễ thương |