Bài Giới thiệu sách giới thiệu những câu chuyện gì và con người sống với thiên nhiên như thế nào. Ghi lại nhận xét của tác giả về truyện Những câu chuyện thời tiền sử. Em muốn lựa chọn truyện nào để đọc.
Bài đọc
Đọc bài Giới thiệu sách và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
GIỚI THIỆU SÁCH
Sự tích các loài vật – Chuyện như thế đó của Kíp-ling và Những câu chuyện thời tiền sử của Mo-ra-via đưa người đọc đi đến cội nguồn hoang dã, khám phá thiên nhiên không giới hạn.
Trong những câu chuyện về loài vật của Kíp-ling, con người cùng sống hoà bình với loài vật, thuần hoá những con vật hoang dại để cùng vượt qua các trở ngại của xứ sở hoang dã.
Còn Những câu chuyện thời tiền sử cũng là chuyện loài vật, nhưng Mo-ra-via kể chuyện bằng giọng hóm hỉnh đến kinh ngạc.
24 truyện ngắn trong sách đưa người đọc thực hiện những chuyến phiêu lưu cùng với muôn loài, để hiểu về mẹ thiên nhiên, hiểu về đặc điểm lạ kì của cơ thể.
Đọc hai cuốn sách, bạn đọc nhỏ tuổi có thể hiểu rằng trí tưởng tượng không giới hạn và bạn có quyền bay bổng trong trí tưởng tượng của mình.
Câu 1
Bài Giới thiệu sách giới thiệu những câu chuyện gì?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kỹ câu đầu tiên để chọn đáp án đúng.
“Sự tích các loài vật – Chuyện như thế đó” của Kíp-ling và “Những câu chuyện thời tiền sử” của Mo-ra-via dẫn dắt người đọc đi đến cội nguồn hoang dã bằng cách kể hóm hỉnh, hấp dẫn, mở ra trong mắt trẻ nhỏ sự tưởng tượng phong phú, niềm ham thích khám phá thiên nhiên không giới hạn.
Lời giải chi tiết:
Bài Giới thiệu sách giới thiệu những câu chuyện “Sự tích các loài vật – Chuyện như thế đó” và “Những câu chuyện thời tiền sử”.
Chọn B
Câu 2
a) Những câu hỏi, gợi ý được đặt ra trong truyện Sự tích loài vật – Chuyện như thế đó là gì?
=> Các câu chuyện nhằm giải thích về: Vì sao cổ họng cá voi lại hẹp? Vì sao lạc đà có bướu trên lưng? Vì sao da tê giác sần sùi? Vì sao báo có đốm chấm? Cái vòi của con voi có gì đặc biệt?...
b) Con người trong câu chuyện sống với thiên nhiên như thế nào?
=> Con người sống với thiên nhiên: Con người cùng sống hoà bình với loài vật, thuần hoá những con vật hoang dại để cùng vượt qua các trở ngại của xứ sở hoang dã.
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kỹ bài đọc để tìm ra câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
a) Các câu chuyện nhằm giải thích về: Vì sao cổ họng cá voi lại hẹp? Vì sao lạc đà có bướu trên lưng? Vì sao da tê giác sần sùi? Vì sao báo có đốm chấm? Cái vòi của con voi có gì đặc biệt?...
b) Con người sống với thiên nhiên: Con người cùng sống hoà bình với loài vật, thuần hoá những con vật hoang dại để cùng vượt qua các trở ngại của xứ sở hoang dã.
Câu 8
Hãy viết hai câu để mô tả bức ảnh dưới đây:
(Ghi chú về bức ảnh: Vẹt A-lếch, một cá thể có khả năng nhận biết vượt trội so với loài vẹt khác. Với mối quan hệ gần gũi với tiến sĩ tâm lí động vật học, A-lếch đã được huấn luyện thành một cá thể độc nhất vô nhị, có khả năng nói hơn 100 từ. Sau khi tiến sĩ qua đời vào năm 2007, A-lếch đã dành những lời cuối cùng cho bà: “Bà sẽ vượt qua được. Tôi yêu bà).
Phương pháp giải:
Quan sát và mô tả bức tranh theo cách phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Một vị tiến sĩ cao tuổi đang chơi với chú vẹt A-lếch đáng yêu của mình. Vẹt thông minh đã cảm nhận được tình cảm và dùng mỏ vuốt nhẹ vào mũi của ông để thể hiện sự yêu thương.