Mục đích của bài hìch do Trần Quốc Tuấn viết ra là:
Câu 1
Bài tập 1 (trang 35, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Mục đích của bài hìch do Trần Quốc Tuấn viết ra là:
Phương pháp giải:
Nhớ lại bối cảnh ra đời và nội dung của bài hìch
Lời giải chi tiết:
Bài hìch do Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích kích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ, kích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lược đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nước.
Câu 2
Bài tập 2 (trang 35, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Bố cục bài hịch gồm … phần. Cụ thể:
Phần |
Vị trí trong văn bản |
Vai trò trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng đến |
1 |
Từ … Đến … |
|
2 |
Từ … Đến … |
|
3 |
Từ … Đến … |
|
… |
|
|
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để xác định bố cục và vai trò của từng phần.
Lời giải chi tiết:
Phần |
Vị trí trong văn bản |
Vai trò trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng đến |
1 |
từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt” |
tác giả nêu ra các gương “trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước” đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người |
2 |
từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng” |
từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc. |
3 |
từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?" |
từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ (từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không?") và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai (từ “Nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?"). |
4 |
từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết |
nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ. |
Câu 3
Bài tập 3 (trang 36, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hìch có điểm chung là:…
Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng rằng:…
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hìch có điểm chung là: tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng nối giáo cho giặc.
+Từ quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh
+ Đến hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...
- Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng rằng: đời nào cũng có hào kiệt với tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước. Kích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì chủ, vì vua, vì nước.
Câu 4
Bài tập 4 (trang 36, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế.
STT |
Nhóm các hiện tượng trong thực tế |
Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng |
1 |
Nhóm những hiện tượng về … Biểu hiện cụ thể… |
|
2 |
Nhóm những hiện tượng về … Biểu hiện cụ thể… |
|
3 |
Nhóm những hiện tượng về … Biểu hiện cụ thể… |
|
Phương pháp giải:
Liệt kê các hiện tượng thực tế được nhắc đến.
Lời giải chi tiết:
STT |
Nhóm các hiện tượng trong thực tế |
Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng |
1 |
Những tội ác của quân giặc: - Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường => coi thường mọi người dân Việt, coi thường chủ quyền của đất nước ta. - Sứ giặc chửi mắng triều đình, quan lại => coi thường các bậc đáng kính, coi thường kỉ cương, phép nước - Cậy quyền cậy thế để vơ vét của cải của đất nước ta => hành vi của kẻ cướp |
Căm thù giặc |
2 |
Những tình cảm, suy nghĩ, hành động của chủ tướng: - Đau đớn đến không ăn, không ngủ được; khát vọng tiêu diệt, đánh đuổi kẻ thù, dẫu phải hi sinh thân mình => trách nhiệm mỗi người Việt cần phải có trước nguy cơ đất nước bị giặc giày xéo - Cung cấp mọi điều kiện thuận lợi cho các tì tướng trong công việc; chăm lo nâng cao đời sống cho các tì tướng => có ơn với các tì tướng - Chia sẻ buồn vui như những người thân thiết nhất, sống chết có nhau cùng các tì tướng => có tình, có nghĩa với các tì tướng |
Muốn báo đáp công ơn của chủ tướng khi chủ tướng cần đến mình |
3 |
Những việc làm của các tì tướng: - Làm tì tướng như “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn” => chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) của tì tướng với chủ tướng, của một người dân với đất nước - Bản thân tì tướng cũng bị xúc phạm mà không biết căm tức kẻ thù => vô cảm, không biết giữ thể diện, thiếu dũng khí - Mải mê thú vui riêng, chỉ biết chăm lo cho gia đình riêng nhỏ bé => chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) với đất nước, với cộng đồng, tầm nhìn hạn hẹp |
Hổ thẹn, muốn sửa chữa những điều bản thân chưa làm đúng |
Câu 5
Bài tập 5 (trang 37, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Các bằng chứng và lý lẽ tác giả đã sử dụng để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng:…
Phương pháp giải:
Theo dõi văn bản và tìm ra lý lẽ, bằng chứng cho thấy các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng.
Lời giải chi tiết:
- Lý lẽ: Nay các người nhìn chủ nhuộc mà không biết lo, thấy nước nhuộc mà không biết thẹn. Làm tường triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đại yến ngụy sứ mà không biết căm
- Bằng chứng: Hoặc lấy việc chơi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyện vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.
Câu 6
Bài tập 6 (trang 37, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Cách diễn đạt mà tác giả đã chọn để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng:…
Phân tích một ví dụ tiêu biểu cho cách diễn đạt đó:…
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ):
- Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”, “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…”
- Khi nghiêm khắc quở trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”… Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực… đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù.“(Trần Đình Sử)
- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù.
Câu 7
Bài tập 7 (trang 37, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Những lí lẽ mà Trần Quốc Tuấn, với tư cách là chủ tướng, đã dùng để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước:…
Phương pháp giải:
Chú ý đoạn từ “Nay ta bảo thật các ngươi” … “phỏng có được không”
Lời giải chi tiết:
- Để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước, với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
- Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
Câu 8
Bài tập 8 (trang 38, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Từ bài hịch này, em có thể rút ra một số bài học đáng quý khi viết một bài văn nghị luận. Đó là…
Phương pháp giải:
Tự rút ra bài học cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài học cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận:
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén => tăng tính thuyết phục.
- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu => tăng tính sinh động, tác động đến cả tình cảm và lý trí.
- Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ => bài viết có cảm xúc, không khô khan khó tiếp nhận.
Câu 9
Bài tập 9 (trang 38, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) mô tả về một truyền thống quý giá của con người Việt Nam.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết để viết đoạn văn theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống yêu nước của mình. Tình yêu và niềm tự hào đó được thể hiện qua mỗi thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ, lòng yêu nước được thể hiện qua sự đoàn kết, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và độc lập của quốc gia. Ngày nay, trách nhiệm của thế hệ trẻ là bảo tồn và phát huy truyền thống đó. Chúng ta cần nỗ lực học tập để có thể góp phần vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời, cần biết tiếp nhận và lọc lựa văn hóa ngoại nhập nhưng vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, mỗi người dân cần nhận thức về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Mặc dù vẫn còn những người thất thường, lạc hậu, không hiểu biết về giá trị của quốc gia và con người Việt Nam. Họ mơ hồ trong cuộc sống vật chất và có những hành động gây tổn thất đến sự phát triển của đất nước. Do đó, tinh thần yêu nước cần được gìn giữ và truyền đạt cho mọi người.