Đọc lại đoạn văn Một thời đại trong thi ca từ SGK Ngữ văn lớp 11, tập một (tr.86), từ “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa” đến “nó đến một mình” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 16, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn hiểu ý nghĩa “chữ tôi” và “chữ ta” như thế nào trong cách diễn giải của Hoài Thanh?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ lại đoạn văn, trích ra ý nghĩa của “chữ tôi”, “chữ ta”.
Lời giải chi tiết:
“Chữ tôi” là quan niệm cá nhân, “chữ ta” là quan niệm đoàn thể
Câu 2
Câu 2 (trang 16, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm những từ ngữ diễn tả tình trạng “chữ tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn văn, tìm ra các từ ngữ diễn tả tình trạng khi “chữ tôi” mới xuất hiện.
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ diễn tả tình trạng: Lạc loài ở đất lạ, cầu cứu đoàn thể, không quan tâm đến danh tính…
Câu 3
Câu 3 (trang 16, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Có những biểu hiện nào cho thấy sự hiện diện ít ỏi của “chữ tôi” trong văn học Việt Nam thời xưa?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ lại đoạn văn để phát hiện các biểu hiện thể hiện sự hiện diện ít ỏi của “chữ tôi”.
Lời giải chi tiết:
- Các biểu hiện:
+ Thường xuất hiện cùng với các từ “anh”, “bác”, “ông”, “ta”.
+ Miêu tả hình ảnh của họ trong văn thơ.
+ Sử dụng “chữ tôi” khi trò chuyện với mọi người.
Câu 4
Câu 4 (trang 17, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Có những nhận xét, diễn giải của Hoài Thanh trong đoạn trích này đáng lưu ý như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ lại đoạn văn, đánh giá về cách thể hiện các luận điểm, lập luận
Lời giải chi tiết:
Nhận xét và diễn giải của Hoài Thanh trong đoạn trích rất rõ ràng, dễ hiểu và lôi cuốn người đọc.
Câu 5
Câu 5 (trang 17, sách Bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Hãy chỉ ra những dấu hiệu biểu lộ sự gần gũi trong giọng điệu của đoạn trích
Phương pháp giải:
Đọc kỹ lại đoạn văn, nhận diện các dấu hiệu biểu lộ sự gần gũi trong giọng điệu.
Lời giải chi tiết:
Các dấu hiệu: Không trách gì, quá rẻ rúng…