Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Vấn đề gì được thảo luận trong đoạn văn? Những từ ngữ nào được sử dụng tập trung để thể hiện rõ điều đó?
Phương pháp giải:
Chỉ ra vấn đề được tập trung thể hiện trong đoạn văn. Những từ ngữ nào được sử dụng để tập trung thể hiện điều đó.
Lời giải chi tiết:
+ Vấn đề được thảo luận trong đoạn văn: Cách để đón nhận những lời người khác đánh giá về bản thân ta.
+ Các từ ngữ được sử dụng để tập trung thể hiện điều đó là: rất cần soi mình trong mắt người khác, người khác nhìn nhận như thế nào về ta, người khác... thường soi kĩ những thiếu sót, nhược điểm của ta, sự nhìn nhận của người ngoài,...
Câu 2
Rất cần soi mình trong mắt người khác - bạn hiểu câu này như thế nào?
Phương pháp giải:
Trình bày cách hiểu của bạn về “Rất cần soi mình trong mắt người khác”
Lời giải chi tiết:
Câu “Rất cần soi mình trong mắt người khác” có nghĩa là mình cần xem xét, nhìn nhận bản thân mình trong mắt người khác để thấy được ưu điểm và khuyết điểm của bản thân qua sự đánh giá của mọi người. Từ đó, ta có thể khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm và hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày.
Câu 3
Theo tác giả, người khác thường chú ý vào mặt trái của chúng ta khi đánh giá về chúng ta? Sự chú ý đó thường có mục đích gì?
Phương pháp giải:
Chỉ ra quan điểm của tác giả về việc người khác thường chú ý vào mặt trái của chúng ta khi đánh giá về chúng ta. Cho biết mục đích của sự chú ý đó.
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, người khác thường không chú ý đến ưu điểm mà thường quan sát kĩ nhược điểm, thiếu sót của chúng ta. Sự chú ý này có hai mục đích khác nhau. Người chân thành đưa ra ý kiến về những thiếu sót của chúng ta; người không thiện chút nào thì châm chọc những điểm yếu của chúng ta.
Câu 4
Cần có thái độ như thế nào khi nhận thấy rằng trong mắt người khác, hình ảnh của chúng ta không đẹp? Tại sao cần có thái độ như vậy?
Phương pháp giải:
Chỉ ra thái độ ứng xử khi người khác nhận thấy rằng hình ảnh của chúng ta không được đẹp. Vì sao cần có thái độ như vậy.
Lời giải chi tiết:
Khi người khác nhận thấy không tốt về chúng ta, chúng ta chỉ nên bình tĩnh tiếp nhận những ý kiến, lời góp ý ấy. Bởi vì cách ứng xử nhẹ nhàng là cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và không làm cho những người đã không ưa ta lại càng không ưa ta hơn.
Câu 5
Trong đoạn văn này, người viết chủ yếu sử dụng lý lẽ hay bằng chứng để thảo luận về vấn đề? Dựa vào điều gì em khẳng định điều đó?
Phương pháp giải:
Chỉ ra người viết tập trung sử dụng lý lẽ hoặc bằng chứng để lập luận cho bài viết.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn văn này, người viết chủ yếu sử dụng lý lẽ để thảo luận về vấn đề. Điều này được thể hiện qua việc: người viết đặt ra câu hỏi để tự trả lời nhằmtập trung giải thích rõ ràng từng khía cạnh của vấn đề
Câu 6
Hãy chỉ ra hai câu liên kết với nhau bằng phép nối trong đoạn văn.
Phương pháp giải:
Chỉ ra hai câu liên kết với nhau bằng phép nối trong đoạn văn
Lời giải chi tiết:
“Người xưa dạy: Hãy tự biết mình. Nhưng liệu mỗi người có tự biết về mình một cách đầy đủ không?”. Hai câu được liên kết với nhau bằng từ “nhưng”