a. Thu điếu được viết theo dạng thơ:…
Câu 1
Bài tập 1 (trang 19, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
a. Thu điếu được sáng tác theo thể thơ:…
b. Đặc điểm thi luật của thể thơ được thể hiện trong bài thơ:…
- Đặc điểm về bố cục: Bài Thu điếu có thể chia thành hai phần:… câu thơ đầu và … câu thơ cuối. Nội dung chính của từng phần:
… câu thơ đầu |
… câu thơ cuối |
|
|
- Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc:…
- Đặc điểm về vần, nhịp, đối:…
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ, dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
a. Thu điếu được sáng tác theo thể thơ: thất ngôn bát cú
b. Đặc điểm thi luật của thể thơ được thể hiện trong bài thơ:
- Đặc điểm về bố cục: Bài Thu điếu có thể chia thành hai phần: 6 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối. Nội dung chính của từng phần:
6 câu thơ đầu |
2 câu thơ cuối |
Hình tượng thiên nhiên mùa thu |
Hình tượng con người |
- Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc:
+ Luật bằng trắc:
+ Niêm: câu 2 – câu 3, câu 4 – câu 5, câu 6 – câu 7
- Đặc điểm về vần, nhịp, đối:
+ Vần: bằng
+ Nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3
+ Đối: câu 3,4 và câu 5,6
Câu 2
Bài tập 2 (trang 19, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Ý nghĩa của tiêu đề bài thơ:…
Mối liên hệ giữa tiêu đề Thu điếu và hai câu thơ đầu:…
Phương pháp giải:
Từ nội dung, giải thích ý nghĩa tiêu đề
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của tiêu đề bài thơ: Tiêu đề bài thơ là “Mùa thu câu cá” nhưng mục đích không phải là câu cá để ăn; câu cá chỉ là cớ để thưởng thức và cảm nhận hương vị của mùa thu. Không gì tuyệt vời hơn là ngồi câu cá giữa khung cảnh quen thuộc của quê hương, để linh hồn thu thấm vào tâm hồn con người.
Mối liên hệ giữa tiêu đề Thu điếu và hai câu thơ đầu: không gian ao thu với mặt nước trôi êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ
Câu 3
Bài tập 3 (trang 20, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
- Những không gian được miêu tả:…
- Nhận xét về thứ tự miêu tả không gian:…
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Những không gian được miêu tả: mặt ao (nước, thuyền câu, sóng), bầu trời (tầng mây, trời), mặt đất (ngõ trúc)
- Nhận xét về thứ tự miêu tả không gian: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp
Câu 4
Bài tập 4 (trang 20, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
a. Chỉ ra và phân tích những từ ngữ miêu tả các sự vật trong bức tranh thu:
Sự vật |
Từ ngữ miêu tả |
Giá trị biểu đạt |
Ao thu |
|
|
Thuyền câu |
|
|
Sóng |
|
|
Lá |
|
|
Bầu trời |
|
|
Lối ngõ |
|
|
b. Nhận xét về hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:
- Hình dáng:…
- Màu sắc:…
- Âm thanh:…
- Chuyển động:…
c. Khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu:…
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
a. Chỉ ra và phân tích những từ ngữ miêu tả các sự vật trong bức tranh thu:
Sự vật |
Từ ngữ miêu tả |
Giá trị biểu đạt |
Ao thu |
lạnh lẽo, trong veo |
gợi tiết trời se lạnh, mặt nước phẳng lặng, làn nước trong suốt, như có thể nhìn thấu |
Thuyền câu |
bé tẻo teo |
đáytừ láy tượng hình, nhấn mạnh sự bé nhỏ của con thuyền chỉ như chiếc lá đậu trên mặt ao thu. |
Sóng |
hơi gợn tí |
lăn tăn theo làn gió nhẹ |
Lá |
khẽ đưa vèo |
rơi rất nhẹ và rất nhanh |
Bầu trời |
xanh ngắt |
đặc trưng của trời thu đất Bắc, gợi nền trời cao, rộng và không gian trong trẻo của một ngày thu nắng đẹp |
Lối ngõ |
Ngõ trúc |
lối ngõ nhỏ, quanh co – không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, gợi khung cảnh im vắng, tĩnh lặng. |
b. Nhận xét về hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:
- Hình dáng: hài hòa, thanh thoát (ao thu xinh xắn, chiếc thuyền câu bé nhỏ,…)
- Màu sắc: tươi sáng, thanh nhã (màu xanh của làn nước mùa thu trong trẻo, sắc xanh ngắt của bầu trời thu, điểm xuyết màu vàng của lá…)
- Âm thanh: thoảng nhẹ, mơ hồ của tiếng gió, tiếng lá rơi…
- Chuyển động: đều rất nhẹ (sóng theo làn “hơi gợn tí”, lá vàng theo gió “sẽ đưa vèo”)
c. Khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu: không khí mát lành; trời thu trong xanh, cao rộng; không gian êm đềm, thanh tĩnh; cảnh sắc hài hòa, giàu chất thơ…
Câu 5
Bài tập 5 (trang 20, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Tư thế và tâm trạng của con người được miêu tả trong hai câu thơ cuối:
- Tư thế:…
- Tâm trạng:…
- Tâm tư của tác giả qua cảm nhận của bạn:…
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Tư thế và tâm trạng của con người được miêu tả trong hai câu thơ cuối:
- Tư thế: “tựa gối, buông cần”, như đang nằm nghỉ trên chiếc thuyền câu nhỏ bé
- Tâm trạng: yên bình
- Tâm tư của tác giả qua cảm nhận của bạn: Bức tranh mùa thu ở nơi làng quê được tái hiện một cách chân thực, tài hoa thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, hòa mình với thiên nhiên; hình ảnh con người ẩn chứa nỗi buồn của thời cuộc của một nhà thơ đam mê gắn bó với số phận của dân tộc, đất nước
Câu 6
Bài tập 6 (trang 20, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Chủ đề của bài thơ:…
Tâm hồn của tác giả thể hiện qua chủ đề đó:…
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của bài thơ: Bài thơ Thu điếu phản ánh sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của mùa thu ở vùng Bắc và tình cảm gắn bó chân thành với quê hương của tác giả; qua đó thể hiện niềm ưu tư trước thời cuộc.
Tâm hồn của tác giả thể hiện qua chủ đề đó: Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, hòa mình với thiên nhiên; yêu mến và trân trọng cuộc sống bình yên tại làng quê; tâm sự sâu kín của một con người dù tìm về cuộc sống giản dị vẫn không tránh khỏi nỗi buồn của thời cuộc,…
Câu 7
Bài tập 7 (trang 20, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ bạn ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu:…
Phương pháp giải:
Chọn ra hai câu thơ mà bạn ấn tượng nhất và phân tích thành đoạn văn từ 7-9 câu.
Lời giải chi tiết:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
Nguyễn Khuyến đã lựa chọn những chi tiết rất đặc trưng cho mùa thu miền Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Ao thu là loại ao chỉ xuất hiện vào mùa thu. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong sâu đến tận đáy. Ao là yếu tố thường gặp trong thơ của Nguyễn Khuyến, nói đến ao là nói đến một cái gì đó rất gần gũi, thân quen, tâm hồn của Nguyễn Khuyến là như vậy: thân thiện, bình dị, chân thành với quê hương. Trời thu xanh ngắt cũng là biểu tượng quen thuộc trong thơ của Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt từ xưa đến nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những đám mây không trôi nổi trôi khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh sâu, trong trẻo đến tận cùng, không hề bị pha trộn, không hề có điểm đen. Nét vẽ di chuyển nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn nhẹ, nhẹ nhàng lướt, mây lơ lửng, đường viền thanh mảnh của rừng trúc, đường gợn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng đáng: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng nhỏ; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm yên bình.