Biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ trên là:
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 21 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Một ngày hòa bình
Anh không về nữa
Biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ trên là:
Tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Phương pháp giải:
Em quan sát lý thuyết biện pháp “Nói giảm nói tránh” ở cột bên phải của sách để trả lời câu hỏi này
Lời giải chi tiết:
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ: giảm sự đau thương, mất mát về cái chết của người lính.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 21 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ ở bài tập 1:
Phương pháp giải:
Em nhớ lại một số tác phẩm văn thơ có cụm từ “không về” hoặc đặt câu có sử dụng cụm từ này
Lời giải chi tiết:
- Tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ “Đồng dao mùa xuân” có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hoà bình/Anh không về nữa:
+ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời”
(Bác ơi – Tố Hữu)
+ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 21 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn dưới đây và tác dụng của biện pháp tu từ đó:
a. Những trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.
- Biện pháp tu từ được sử dụng:
- Tác dụng của biện pháp tu từ đó:
b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.
- Biện pháo tu từ được sử dụng:
- Tác dụng của biện pháp tu từ đó:
Phương pháp giải:
Em quan sát lý thuyết biện pháp “Nói giảm nói tránh” ở cột bên phải của sách và nhớ lại các biện pháp tu từ đã học ở lớp dưới để trả lời câu hỏi này
Lời giải chi tiết:
- Xác định biện pháp tu từ trong hững câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng là nói giảm nói tránh: “nhắm mắt”, “ở đời mà có thói …mình đấy”. Tác dụng làm giảm nhẹ đi tính chất của sự việc được đề cập, giữ phép lịch sự với người nghe.
b. Biên pháp tu từ được sử dụng là “em nghèo sức quá, … như thế nào”. Tác dụng làm giảm nhẹ đi tính chất của sự việc được nói tới, tránh gây cảm giác đau buồn.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 21 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ Đồng dao mùa xuân để tìm các biện pháp tu từ này và nêu tác dụng của chúng đối với văn bản
Lời giải chi tiết:
- Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân:
+ “Có một người lính”
+ “Anh không về nữa”
+ “Anh …”
- Tác dụng của biện pháp tư từ điệp ngữ: nhấn mạnh hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ dũng cảm, kiên cường.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 22 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Nghĩa của các từ ngữ “núi xanh” và “máu lửa” trong khổ thơ
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa
- Núi xanh:
- Máu lửa:
Căn cứ để em xác định các nghĩa đó:
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ và xác định nghĩa của các từ ngữ này
Lời giải chi tiết:
- Xác định nghĩa của từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:
+ Núi xanh: chỉ rừng núi hoang sơ, đầy hiểm ngụy
+ Máu lửa: chỉ tính chất nguy hiểm của cuộc chiến tranh đang diễn ra.
- Em căn cứ vào hoàn cảnh ra đi của người lính giai đoạn đất nước đang diễn ra chiến tranh khốc liệt, họ phải đi vào nơi rừng núi để tiếp viện cho quân ta.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 22 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân
Ngày xuân |
Tuổi xuân |
Đồng dao mùa xuân |
|
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ trên, xem thêm cách giải nghĩa từ “xuân” để giải thích câu này
Lời giải chi tiết:
Ngày xuân |
Tuổi xuân |
Đồng dao mùa xuân |
một ngày bình thường vào mùa xuân. |
mốc độ tuổi khi còn trẻ của con người. |
vừa ám chỉ ngày xuân của thiên nhiên vừa nói đến tuổi xuân của con người, cụ thể là người lính. |