Câu 1
Bài tập 1 (trang 63, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ:
Dấu hiệu nhận biết thể thơ:
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
Dấu hiệu nhận biết thể thơ:
- Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ
- Bài thơ tuân thủ đúng quy định về luật (luật bằng); thanh điệu của các từ thứ 2,4 và 6 trong mỗi câu xen kẽ bằng – trắc; trong một cặp câu (một liên), thanh điệu của các từ tương ứng ở vị trí thứ 2,4 và 6
- Giữa các câu 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 đảm bảo về niêm (các từ thứ 2 trong mỗi cặp câu niêm với nhau có thanh điệu cùng loại, bằng hoặc trắc)
Câu 2
Bài tập 2 (trang 63, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Mượn hình tượng cây bông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới:
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Mượn hình tượng cây bông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới: nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội như những kẻ bất tài, không có ý thức rèn luyện để gánh vác trọng trách
Câu 3
Bài tập 3 (trang 63, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Gióng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh cây bông:
Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ:
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh cây bông: châm biếm, đả kích
Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ: sử dụng lối ẩn dụ, mượn hình ảnh cây bông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại.
Câu 4
Bài tập 4 (trang 64, VTH Ngữ văn 8, tập 1)
Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu mở đầu: Bài thơ “Vịnh cây bông” đã thể hiện sự tài năng châm biếm của Nguyễn Công Trứ
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề đã được cung cấp
Lời giải chi tiết:
Bài thơ “Vịnh cây bông” đã thể hiện sự tài năng châm biếm của Nguyễn Công Trứ. Theo truyền thống, bài thơ này được xem là một công cụ châm biếm ông Quyền, tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820 -1840), trong buổi tiệc mừng con thi đậu của gia đình họ Hà. Bằng việc mượn hình ảnh của cây vông, Nguyễn Công Trứ đã châm biếm, đả kích bộ máy quan lại. Trong bài thơ, ông chỉ rõ rằng Hà Tôn Quyền không phải là một lương đống quốc gia, mà chỉ là một người nương tựa vào uy thế của nhà vua. Hai câu cuối cùng của bài thơ nặng hơn và phản ánh mạnh mẽ hơn, với hai câu 'Đã biết nòi nào thời giống nấy / Khen cho rứa cũng trổ ra bông”. Các câu này chứa đựng sự chỉ trích sâu sắc đối với bộ máy quan lại vô dụng và không hiệu quả.