Câu 1
Những thói quen, quan niệm nào sau đây cần phải thay đổi, từ bỏ? Vì sao?
- Hút thuốc lá
- Trì hoãn trong công việc
- Đọc sách hằng ngày
- Chi tiêu không có kế hoạch
- Làm việc tuỳ hứng
- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác
- Lãng phí thời gian
- Luôn phán xét người khác
- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền
- Không chơi với những người học kém
- Dám chịu trách nhiệm về bản thân
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức xã hội của bản thân lựa chọn và đưa ra lí giải phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Những việc làm cần thay đổi, từ bỏ:
- Hút thuốc lá
- Trì hoãn trong công việc
- Chi tiêu không có kế hoạch
- Làm việc tuỳ hứng
- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác
- Lãng phí thời gian
- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền
- Không chơi với những người học kém
→ Bởi vì đây đều là những thói quen, quan niệm sai lầm gây hại cho bản thân và những người xung quanh. Những thói quen này cần phải được thay đổi, từ bỏ.
Câu 2
Đọc phần mở bài sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Mở bài cho biết đối tượng người viết muốn thuyết phục trong bài văn là ai?
b. Người viết muốn thuyết phục về điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
a. Đối tượng người viết muốn thuyết phục trong bài văn là người cha.
b. Người viết muốn thuyết phục ba mình cho phép mình được học Văn.
Câu 3
Để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, một HS dự định sử dụng các dẫn chứng sau đây:
Theo em, các dẫn chứng trên thuộc loại nào? Có thế sử dụng dẫn chứng này để làm rõ lí do nào khi thuyết phục mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.
Phương pháp giải:
Xem lại mục Định hướng SGK để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Dẫn chứng ở câu a là trích dẫn lời phát biểu của những người có liên quan. Dẫn chứng ở câu b là các số liệu do WHO cung cấp về tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Có thể sử dụng dẫn chứng này để làm rõ lí do tại sao không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.
Câu 4
Dựa vào kết quả thực hiện bài tập 1, hãy sáng tạo một câu hỏi mới xoay quanh việc thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm, sau đó viết dàn ý cho câu hỏi đó.
Phương pháp giải:
Tạo ra câu hỏi mới dựa trên kết quả bài tập 1.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi: Làm thế nào để thuyết phục những người hút thuốc lá từ bỏ thói quen này?
*Dàn ý:
Mở bài:
Việc bảo vệ sức khỏe của bản thân là một ưu tiên hàng đầu, nhưng nhiều người vẫn không nhận thức được điều này và tiếp tục hút thuốc lá, gây hại cho cả bản thân và xã hội xung quanh.
Thân bài:
- Hút thuốc lá là việc thở vào phổi các chất độc hại và nguy hiểm nhất đối với sức khỏe.
- Hiện nay, người ta có thể nhìn thấy người hút thuốc ở mọi nơi, không chỉ trong không gian cá nhân mà còn trong không gian công cộng.
- Tại sao hút thuốc lá lại gây hại cho sức khỏe?
+ Sức khỏe là vô giá, và việc hại sức khỏe bằng thuốc lá là không thể chấp nhận.
+ Thuốc lá chứa đựng các chất hóa học độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
+ Hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của cơ thể.
+ Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, việc hút thuốc còn gây hại cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.
- Tác hại của việc hút thuốc đối với sức khỏe
+ Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ho, viêm phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng.
+ Hút thuốc nhiều có thể dẫn đến tử vong sớm.
+ Hút thuốc cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.
- Biện pháp giải quyết:
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hậu quả của việc hút thuốc lá.
+ Phát động các chiến dịch cộng đồng, kêu gọi mọi người chấp nhận và thực hiện cuộc chiến chống lại thuốc lá.
+ Thực hiện các biện pháp pháp lý, hạn chế việc tiếp cận và sử dụng thuốc lá.
Kết bài:
Thuốc lá gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và xã hội, việc từ bỏ thói quen này không chỉ là việc bảo vệ bản thân mà còn là trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng.