Câu 1
Câu 1 (trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập 1):
Bạn hiểu thời điểm “bây giờ” trong văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ là khi nào?
Phương pháp:
Đọc văn bản trong sách giáo khoa, phân tích theo ý hiểu và bám sát nội dung các câu văn để xác định thời điểm “bây giờ”.
Lời giải:
Thời điểm “bây giờ” trong văn bản được tác giả xác định là “giới trẻ hiện đại”, bao gồm thế hệ 8X, 9X và Y2K.
Câu 2
Câu 2 (trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập 1):
Bài được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được trình bày như thế nào? Bạn nhận xét gì về các ví dụ trong bài?
Phương pháp:
Đọc văn bản, nắm được nội dung chính, nhận xét cách trình bày từng phần và đánh giá ví dụ của tác giả.
Lời giải:
Bài gồm ba phần sau phần mở đầu, mỗi phần có tiêu đề in đậm:
+ Phá vỡ chuẩn mực chính tả...
+ ... Thay đổi và lệch chuẩn ngôn ngữ
+ Đánh giá từ góc độ ngôn ngữ học
Ví dụ trong bài sinh động, gần gũi và làm rõ quan điểm của tác giả.
Câu 3
Câu 3 (trang 49, SBT Ngữ văn 11, tập 1):
Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu ra.
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức, suy nghĩ và cảm nhận cá nhân để phân tích ý nghĩa của vấn đề.
Lời giải:
Vấn đề rất quan trọng vì liên quan đến sự phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Mục đích của bài viết là làm rõ vấn đề lớp trẻ sử dụng tiếng Việt, những điều cần xem xét (những điều tốt và cần cải thiện).
Những nội dung chính của bài viết tập trung vào: biểu hiện lệch chuẩn trong việc sử dụng tiếng Việt và phân tích từ góc độ ngôn ngữ học để phân định cái đúng và cần điều chỉnh.
Câu 4
Câu 4 (trang 49, SBT Ngữ Văn 11, tập 1):
Phân tích thái độ của người viết trong văn bản thông qua một số câu cụ thể.
Phương pháp:
Đọc văn bản và để ý tới giọng điệu và những câu văn, cụm từ thể hiện thái độ của người viết.
Lời giải:
- Thái độ của người viết bình tĩnh, ôn hòa, khách quan và khoa học.
- Ví dụ đoạn văn: “Tiếng Việt của giới trẻ ngày nay rất phức tạp và hỗn tạp, đòi hỏi người nói phải chọn lọc. Một số ngôn từ giới trẻ “phát minh” được chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân, nhưng cũng có nhiều từ ngữ “teencode” sẽ “chết yểu” vì chỉ là một xu hướng nhất thời.” Qua đây có thể thấy thái độ mềm mỏng nhưng kiên quyết của người viết trong việc chỉ ra vấn đề và đưa ra giải pháp.
Câu 5
Câu 5 (trang 49, SBT Ngữ Văn 11, tập 1):
Ý nghĩa của vấn đề tác giả nêu ra trong bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đối với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt là gì?
Phương pháp:
Hiểu vấn đề tác giả đề cập trong bài và liên hệ với thực tế để thấy ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt.
Lời giải:
Vấn đề tác giả nêu lên rất quan trọng đối với việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Nó giúp nhận ra các biểu hiện bất cập và lạm dụng cách nói mới, làm tổn thương và vẩn đục tiếng Việt. Đồng thời, việc sáng tạo từ ngữ mới đúng mực cũng đóng góp tích cực cho việc phát triển và làm phong phú tiếng Việt hiện đại.
Câu 6
Câu 6 (trang 49-50, SBT Ngữ Văn 11, tập 1):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi sau:
a) Đoạn trích có bốn đoạn văn, mỗi đoạn đề cập nội dung chính là gì?
b) Ý nghĩa khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lý của nó” là gì? Sau đó tác giả tiếp tục bàn luận điều gì?
c) Ý nghĩa của câu cuối “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.” là gì?
d) Đoạn trích thể hiện sự đồng tình và phê phán việc dùng tiếng Việt của lớp trẻ ngày nay. Dẫn một số câu văn làm rõ ý này.
Phương pháp:
Đọc kỹ đoạn trích, chú ý từ khóa và nội dung chính để trả lời từng yêu cầu của đề bài.
Lời giải:
a) Đoạn 1: Đề xuất vấn đề cần phân tích – tại sao giới trẻ sử dụng ngôn ngữ và cách nói riêng.
Đoạn 2: Trích dẫn ý kiến của GS Nguyễn Đức Dân về hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ.
Đoạn 3: Ý kiến của tác giả về ưu và nhược điểm của ngôn ngữ giới trẻ.
Đoạn 4: Nhận định của tác giả và bài học rút ra từ vấn đề trên.
b) Ý nghĩa câu “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lý của nó” là cho thấy hiện tượng ngôn ngữ giới trẻ có lý do, không ngẫu nhiên. Tiếp theo, tác giả bàn về thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng này.
c) Câu cuối “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.” nghĩa là: Làm gì cũng cần có chừng mực. “Thái quá bất cập” có nghĩa là làm gì quá mức, không cân bằng sẽ gây hại.
d) Đoạn cuối văn bản nêu rõ sự đồng tình và phê phán hiện tượng ngôn ngữ lớp trẻ. Ví dụ:
- Đồng tình: “Trong thời đại số, giới trẻ tự tìm ra cách ứng xử như một “trò chơi ngôn ngữ” giúp họ giải trí và tạo không khí vui vẻ trong giao tiếp, có giá trị kích thích sự sáng tạo và hăng say học tập, làm việc hiệu quả.”
- Phê phán: “Ở đời, mọi thứ có giới hạn. Nhiều bạn trẻ chỉ mải mê với những “sáng tạo” mà quên mất việc học tập, trau dồi tiếng mẹ đẻ”.