Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop,.. ngày càng phổ biến. Và nhu cầu sử dụng chúng để trình chiếu trong công việc cũng như học tập cũng ngày càng tăng cao. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách kết nối máy tính bảng với máy chiếu một cách chi tiết nhất.
1. Có thể kết nối máy tính bảng với máy chiếu được không?
Ngày nay, nhiều người vẫn lựa chọn sử dụng máy tính bảng thay vì laptop vì sự tiện lợi và nhỏ gọn của nó, cũng như khả năng thực hiện các tính năng tương tự như laptop. Một số máy tính bảng cũng có khả năng kết nối với máy chiếu để phục vụ việc học tập, công việc hoặc giải trí, không kém phần tiện ích so với việc sử dụng laptop hoặc máy tính. Việc kết nối cũng rất đơn giản và dễ dàng để mọi người có thể thực hiện.
Nhiều người vẫn sử dụng máy tính bảng để trình chiếu bởi tính tiện ích mà nó mang lại.
2. Lợi ích khi kết nối máy tính bảng với máy chiếu
Việc sử dụng máy tính bảng kết nối với máy chiếu mang lại rất nhiều lợi ích như:
+ Tiết kiệm chi phí cho bạn bởi bạn không cần mua các thiết bị đắt tiền.
+ Không cần phải mang theo các thiết bị to lớn, khó di chuyển, chỉ cần một chiếc máy tính bảng.
+ Bạn có thể bắt đầu trình chiếu bất cứ khi nào bằng cách sử dụng cáp kết nối.
3. Hướng dẫn kết nối máy tính bảng với máy chiếu bằng cáp
- Với iPad
Đối với iPad, phương pháp kết nối tốt nhất là sử dụng Sneakpeek II. Sneakpeek II là bộ cáp chuyển đổi giúp truyền tín hiệu từ iPad của bạn ra màn hình máy chiếu. Quá trình sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần cắm 2 đầu cáp vào máy chiếu là bạn có thể bắt đầu trình chiếu ngay.
Hình ảnh thực tế của Sneakpeek II
- Cho SamSung Galaxy Tab
Dành cho dòng máy tính bảng SamSung Galaxy Tab, nhà sản xuất đã tung ra thiết bị có tên là Galaxy Tab HDTV Adapter. Phụ kiện này giúp chuyển đổi cổng kết nối đặc trưng của máy tính bảng sang cổng HDMI, sau đó bạn chỉ cần kết nối với máy chiếu là hoàn tất.
Hình ảnh thực tế của Galaxy Tab HDTV Adapter
- Đối với máy tính bảng của Asus
Chỉ cần sử dụng 1 chiếc cáp chuyển đổi từ mini HDMI sang VGA, bạn có thể trình chiếu một cách đơn giản.
Hình ảnh thực tế của cáp mini HDMI
4. Hướng dẫn kết nối máy tính bảng với máy chiếu không dây
Khi muốn kết nối máy tính bảng với máy chiếu không dây, có thể cần phải thực hiện một số bước phức tạp hơn một chút.
- Sử dụng WiFi dongle USB
Máy tính bảng có thể có một cổng USB tương thích với WiFi dongle USB, một thiết bị hữu ích cho việc trình chiếu các tài liệu từ Microsoft Word, Excel, PowerPoint, duyệt web, nhưng có hạn chế trong việc truyền tải video.
Hình ảnh thực tế của WiFi dongle USB
Trước tiên, bạn cần cài đặt phần mềm độc quyền từ nhà sản xuất vào máy tính bảng. Sau đó, kết nối WiFi giữa máy tính bảng và WiFi dongle bằng cách chọn mạng WiFi tương ứng trên danh sách mạng WiFi trên máy tính bảng.
Khi đã hoàn tất, bạn chỉ cần mở phần mềm và bắt đầu trình chiếu.
Bạn cần tải phần mềm độc quyền từ nhà sản xuất để trình chiếu.
- Sử dụng Wireless HDMI (WDMI)
Máy chiếu có thể có cổng USB hoặc kết nối qua nguồn 5V – 1A bên ngoài. Để kết nối với máy chiếu, đầu tín hiệu sẽ được nối với cổng HDMI thông qua thiết bị Wireless HDMI (WDMI). Ưu điểm của Wireless HDMI là tốc độ truyền tải vô cùng nhanh, cho phép trình chiếu Video Full HD và các hình ảnh có độ phân giải cao.
Hình ảnh thực tế của Wireless HDMI
Kết nối Wireless HDMI tương tự như thiết bị WiFi dongle USB. Bạn cần tải phần mềm độc quyền và cắm thiết bị vào máy chiếu. Tuy nhiên, khi chọn mạng WiFi để kết nối, WDMI sẽ yêu cầu nhập mật khẩu khi máy chiếu đã được kết nối với bộ WDMI.
Để bắt đầu trình chiếu, bạn cần cắm Wireless HDMI vào máy chiếu.
5. Một số lưu ý khi kết nối máy tính bảng với máy chiếu
- Sau khi kết nối, hãy đặt máy chiếu ở nơi thoáng mát, cách xa tường để không làm máy chiếu bị nhiệt và không ảnh hưởng đến hiệu suất trình chiếu.
- Sau khi sử dụng máy chiếu, hãy tắt nguồn để máy có thời gian nghỉ ngơi. Đảm bảo sử dụng máy chiếu trong khoảng thời gian hợp lý để bóng đèn hoạt động tốt nhất.
Vừa rồi là hướng dẫn cách kết nối máy tính bảng với máy chiếu chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!!!