Vì sao bạn gặp khó khăn khi cài đặt ứng dụng hoặc phần mềm trên Windows 10/11? Dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về cách sửa lỗi không cài được phần mềm trên Windows.
Khởi động lại máy tính
Đây là bước xử lý sự cố thường gặp nhưng lại vô cùng quan trọng vì một lý do. Nguyên nhân khiến phần mềm không cài đặt được trên máy tính có thể do một sự cố tạm thời. Trước khi bạn tiến hành các biện pháp khắc phục phức tạp hơn, hãy thử khởi động lại hệ thống trước.
Nếu vẫn gặp khó khăn khi cài đặt phần mềm, hãy thử những phương pháp dưới đây để khắc phục lỗi máy tính không cho cài đặt phần mềm.
Kiểm tra cài đặt ứng dụng trong Windows
Windows 10 và Windows 11 cho phép bạn cài đặt các ứng dụng desktop truyền thống và ứng dụng từ Microsoft Store. Một số cài đặt có thể hạn chế quyền của bạn, chỉ cho phép cài đặt ứng dụng từ Store. Vì vậy, bạn nên kiểm tra chúng trước.
Để làm điều này, vào Cài đặt > Ứng dụng > Ứng dụng & tính năng. Ở trên cùng, bạn sẽ thấy mục Chọn nơi để lấy ứng dụng. Nếu menu thả xuống là Chỉ Microsoft Store (được khuyến nghị), bạn sẽ không thể cài đặt ứng dụng từ nơi khác. Điều này ngăn bạn cài đặt phần mềm truyền thống cho Windows.
Thay đổi cài đặt sang Bất kỳ nơi nào (hoặc Bất kỳ nơi nào, nhưng thông báo nếu có ứng dụng tương tự trên Microsoft Store nếu muốn) và Windows sẽ không chặn bạn khỏi việc cài đặt phần mềm.
Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Windows 10 cũ hơn, hãy kiểm tra một cài đặt tương tự trong Cài đặt > Cập nhật & Bảo mật > Dành cho nhà phát triển. Tại đây, tới Sử dụng tính năng nhà phát triển, đảm bảo đã chọn Cài đặt bên ngoài ứng dụng. Lựa chọn Ứng dụng Microsoft Store có thể ngăn bạn cài đặt phần mềm thông thường.
Trong phiên bản Windows 10 và Windows 11 mới nhất, bạn sẽ không thấy ba tùy chọn trên. Thay vào đó, bạn sẽ thấy một thanh trượt Chế độ nhà phát triển (trên Windows 11, nó nằm trong Cài đặt > Quyền riêng tư & Bảo mật > Chế độ nhà phát triển). Bạn không cần phải bật nó để cài đặt ứng dụng thông thường, vì vậy, bạn có thể vô hiệu hóa nó.
Nếu bạn đang cố gắng cài đặt ứng dụng yêu cầu cài đặt này, hãy đảm bảo rằng nó là đáng tin cậy. Việc cài đặt phần mềm từ nguồn không xác định có thể gây hại cho máy tính của bạn.
Cuối cùng, nếu bạn đang sử dụng chế độ Windows 10 S hoặc Windows 11 S, bạn chỉ có thể cài đặt ứng dụng từ Microsoft Store. Để thoát khỏi Chế độ S, hãy mở Microsoft Store, tìm Switch out of S mode và tiếp tục tải xuống các ứng dụng bạn muốn.
Giải phóng không gian lưu trữ trên máy tính
Nếu dung lượng ổ đĩa bị hạn chế, bạn sẽ không thể cài đặt thêm phần mềm mới. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra với các ứng dụng nhỏ, việc cài đặt các công cụ lớn như Microsoft Office hoặc sản phẩm của Adobe có thể cần đến vài GB. Trong trường hợp này, bạn sẽ không thể cài đặt chúng. Vì vậy, hãy kiểm tra và loại bỏ những tập tin rác dư thừa trong ổ lưu trữ.
Chạy trình cài đặt với quyền quản trị
Nhờ User Account Control (UAC) trong Windows, tài khoản của bạn chỉ sử dụng quyền quản trị khi cần. Vì hầu hết các phần mềm đều cần quyền quản trị để cài đặt, bạn sẽ luôn nhận được thông báo nhắc UAC khi cài đặt ứng dụng mới.
Nếu bạn chỉ đang cài đặt một ứng dụng cho tài khoản hiện tại, bạn không cần quyền quản trị. Tuy nhiên, để cài đặt phần mềm cho tất cả người dùng, bạn sẽ cần phê duyệt từ quản trị viên. Hãy đảm bảo bạn không tắt User Account Control (UAC), nếu không, thông báo yêu cầu quyền quản trị có thể không xuất hiện.
Đôi khi, việc xác thực từ User Account Control không hoạt động. Bạn có thể gặp thông báo lỗi từ trình cài đặt không thể chạy trong một thư mục cụ thể hoặc bị từ chối khởi chạy hoàn toàn. Trong trường hợp này, bạn phải chạy trình cài đặt bằng quyền quản trị.
Để làm điều đó, đóng cửa sổ của trình cài đặt nếu nó đang mở, sau đó, chuột phải vào tập tin cài đặt và chọn Chạy với quyền quản trị. Sau khi cấp quyền quản trị, hãy thử cài đặt lại và chờ kết quả.
Trong trường hợp bạn không có quyền quản trị trên máy tính hiện tại, hãy liên hệ với người quản trị hệ thống.
Kiểm tra tính tương thích 64-bit của ứng dụng
Nhiều phần mềm hỗ trợ cả 32-bit và 64-bit. Ứng dụng 64-bit chỉ chạy trên Windows 64-bit. Trong khi đó, ứng dụng 32-bit vẫn có thể chạy trên cả Windows 32-bit và 64-bit, do hệ thống 64-bit có khả năng tương thích ngược.
Thường thì phần mềm sẽ tự động lựa chọn phiên bản phù hợp để cài đặt trên hệ thống hoặc chỉ cài đặt phiên bản 32-bit nếu đó là lựa chọn duy nhất có sẵn.
Sau khi biết phiên bản Windows bạn đang sử dụng, hãy kiểm tra trên các trang web tải phần mềm và đảm bảo tải phiên bản tương thích với hệ thống của bạn. X86 là dành cho 32-bit, còn x64 là dành cho 64-bit.
Dưới đây là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để khắc phục sự cố laptop không thể cài đặt phần mềm trên Windows. Mong rằng các thông tin này sẽ hữu ích với bạn.