Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách làm tròn số trong Excel, giúp tăng tốc quá trình tính toán.
Tùy thuộc vào cách làm tròn số chữ số sau và trước dấu phẩy, Excel cung cấp nhiều hàm làm tròn khác nhau.
1. Sử dụng Hàm ROUND()
- Ý nghĩa: Làm tròn số đến gần nhất theo số chữ số yêu cầu.
- Cú pháp: ROUND(number, num_digits)
Trong quá trình làm tròn:
+ Số cần làm tròn là giá trị đầu vào của hàm.
+ Số chữ số cần làm tròn (num_digits) là quyết định cho quá trình làm tròn.
Với num_digits = 0: làm tròn tới số nguyên gần nhất.
Với num_digits > 0: làm tròn tới số thập phân với số chữ số tương ứng với giá trị num_digits.
Với num_digits < 0: làm tròn tới số chữ số phần nguyên tương ứng với giá trị num_digits.
- Ví dụ: Áp dụng làm tròn cho các số trong bảng dưới đây bằng cách sử dụng hàm round.
Tại ô cần tính, nhập công thức: =ROUND(D7, E7).

Nhấn Enter -> sao chép công thức cho các giá trị còn lại để nhận kết quả.

2. Làm tròn số bằng cách sử dụng hàm MROUND()
- Ý nghĩa: Làm tròn đến bội số của một số xác định
- Cú pháp: MROUND(number, multiple)
Trong đó:
+ number là giá trị cần làm tròn
+ multiple: Số để xác định bội số cần làm tròn đến
- Lưu ý:
+ Hàm MROUND làm tròn ra xa số 0 nếu số dư sau khi chia number cho multiple lớn hơn hoặc bằng một nửa giá trị của multiple
+ Các tham số, đối số phải cùng dấu, nếu không sẽ trả về giá trị lỗi #NUM
- Ví dụ: Thực hiện làm tròn các giá trị sau bằng cách sử dụng hàm MROUND()
Tại ô cần tính nhập công thức: =MROUND(D7, E7)

Nhấn Enter -> sao chép công thức cho các giá trị còn lại để nhận kết quả:

4. Làm tròn số bằng cách sử dụng hàm ROUNDDOWN() và hàm ROUNDUP()
- Ý nghĩa: Sự khác biệt giữa 2 hàm tương tự nhau chỉ khác:
+ Hàm ROUNDDOWN() luôn làm tròn 1 số theo hướng gần số 0
+ Hàm ROUNDUP() luôn làm tròn 1 số theo hướng xa số 0
- Cú pháp:
Hàm ROUNDDOWN(number, num_digits)
Hàm ROUNDUP(number, num_digits)
Trong đó:
- number là giá trị cần làm tròn
Số chữ số cần làm tròn là num_digits. Trong trường hợp:
num_digits = 0 => làm tròn tới số nguyên gần nhất
num_digits > 0 => làm tròn tới số chữ số thập phân tương ứng với giá trị num_digits
num_digits < 0 => làm tròn tới số chữ số phần nguyên tương ứng với giá trị num_digits
Ví dụ: Áp dụng làm tròn cho các số trong bảng dưới đây bằng cách sử dụng hàm ceiling

4. Làm tròn số bằng cách sử dụng hàm CEILING() và hàm FLOOR()
4.1 Hàm CEILING
Mô tả: Hàm thực hiện làm tròn lên, xa số 0 đến bội số có nghĩa gần nhất.
Cú pháp: CEILING(number, significance).
Trong đó:
- number: Giá trị cần làm tròn, là tham số bắt buộc.
- significance: Bội số cần làm tròn, là tham số bắt buộc.
Chú ý:
- Nếu các đối số trong hàm không phải là số -> hàm trả về giá trị lỗi #VALUE!
- Giá trị làm tròn lên sẽ điều chỉnh ra xa số 0 bất chấp dấu của số. Nếu số là một số nguyên chính xác, hàm sẽ không thực hiện làm tròn.
- Nếu số là giá trị âm và mức quan trọng là âm, giá trị sẽ làm tròn xuống ra xa số 0.
- Nếu số là giá trị âm và mức quan trọng dương, giá trị sẽ làm tròn lên tiến lên xa số 0.
Ví dụ:
Làm tròn các giá trị trong bảng sau với bội số như mô tả:
Tại ô cần tính, nhập công thức: =CEILING(C8, D8)

Nhấn Enter và sao chép công thức cho các giá trị còn lại để nhận kết quả:

4.2 Hàm FLOOR
Hàm Floor, tương tự như hàm Ceiling, chỉ khác ở điểm hàm Floor làm tròn số xuống tiến gần tới số 0.
5. Làm tròn số bằng cách sử dụng hàm EVEN() và hàm ODD()
- Hàm Even() là hàm làm tròn số lên tới số nguyên chẵn gần nhất.
Cú pháp: EVEN(number)
Trong đó: number là giá trị muốn làm tròn.
- Hàm Odd() là hàm làm tròn số lên tới số nguyên lẻ gần nhất.
Cú pháp: ODD(number)
Trong đó: number là giá trị muốn làm tròn
Ví dụ: Làm tròn các giá trị sau bằng cách sử dụng hàm EVEN() và ODD()
Tại ô cần tính giá trị làm trong theo hàm Even nhập công thức: =EVEN(B7)

Nhấn Enter -> sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:

Tương tự tại ô cần tính giá trị làm tròn theo hàm Odd() nhập công thức: =ODD(B7)

Nhấn Enter -> sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:

6. Làm tròn số bằng cách sử dụng hàm INT() và TRUNC()
- Hàm INT được sử dụng để làm tròn số xuống tới số nguyên gần nhất.
Cú pháp: Int(number)
Trong đó: number là giá trị cần làm tròn
- Hàm Trunc làm tròn số theo số chữ số phần thập phân
Cú pháp: TRUNC(number, [num_digits])
Trong đó:
- number là giá trị cần làm tròn
- num_digits: số chữ số phần thập phân cần làm tròn, là tham số tùy chọn có giá trị mặc định là 0.
Ví dụ:
Tại ô cần tính giá trị làm tròn theo hàm Int nhập công thức: = INT(B7)

Nhấn Enter -> sao chép công thức cho các giá trị còn lại được kết quả:

Tại ô cần tính giá trị làm tròn theo hàm Trunc nhập công thức: = Trunc(B7)

Nhấn Enter -> sao chép công thức để lấy kết quả cho các giá trị còn lại:

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm tròn số trong Excel theo nhiều phương pháp khác nhau sử dụng các hàm tính toán trong Excel. Chúc các bạn đạt được thành công!