Nấm mốc trong xe hơi không chỉ làm xe trở nên xấu xí và nhếch nhác mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng.
Nấm mốc có thể khiến xe có mùi khó chịu và gây mất thẩm mỹ.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều chủ xe phải để xe 'đắp chiếu' cả tháng không sử dụng. Nếu không vệ sinh, các loại nấm mốc và vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả người lái và hành khách.
Tại sao cần phải loại bỏ nấm mốc?
Nếu người lái xe ngửi thấy mùi mà không thấy vết nấm mốc, có thể chưa tìm ra đúng vị trí. Cần kiểm tra kỹ các khu vực như gầm ghế, cửa gió điều hòa, thảm lót và các thành phần khác để tìm ra nguyên nhân.
Nấm mốc có thể có màu sắc đa dạng, không chỉ đen, xám và xanh lá cây như nhiều người nghĩ, mà còn có thể là cam, hồng, vàng, đỏ và trắng.
Tình trạng nấm mốc có thể khiến người ngồi bên trong dễ mắc bệnh đường hô hấp hoặc dị ứng.
Khi không giải quyết tình trạng nấm mốc triệt để, chúng có thể lan ra khắp khoang nội thất một cách nhanh chóng. Nhẹ thì chúng chỉ gây ra mùi khó chịu, nhưng nặng hơn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như nhiễm độc cơ, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang và các phản ứng dị ứng khác.
Mặc dù nấm mốc có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, nhưng trong không gian hẹp như bên trong ô tô, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, tài xế cần giải quyết càng sớm càng tốt.
Ở điều kiện khí hậu nước ta, nấm mốc rất dễ phát triển, đặc biệt vào những ngày khí hậu nồm ẩm. Một số nguyên nhân khác cũng khiến nấm mốc dễ sinh sôi như để vương vãi đồ ăn thừa, gioăng kính không khớp, cửa sổ trời bị hở, để đồ ẩm ướt bên trong, không vệ sinh lốc điều hòa,...
Có thể bạn quan tâm:
Cách diệt nấm mốc bên trong xe hơi
Sau khi xác định vị trí của nấm mốc, bước tiếp theo là loại bỏ chúng. Cần chuẩn bị các dụng cụ như:
Box tư vấn mua xe - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!
Bước 1: Dọn sạch rác và thức ăn thừa
Trước khi làm sạch nấm mốc, tài xế cần đảm bảo rằng nội thất của xe đã được vệ sinh sạch sẽ.
Bước 2: Loại bỏ nấm mốc
Đổ giấm trắng vào bình xịt, nên sử dụng bình mới để đảm bảo hiệu quả. Không nên sử dụng giấm trắng cũ hoặc để lâu vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng diệt nấm mốc. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc tẩy đã pha loãng, nhưng cần chú ý chỉ sử dụng ở khu vực khó thấy, tránh xịt lên ghế da để không làm mất màu.
Luôn dọn sạch nội thất, loại bỏ thức ăn thừa và hơi ẩm để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.
Xịt nước dấm trực tiếp lên ghế ngồi hoặc các khu vực thảm, táp-lô hoặc bất kỳ khu vực nào có vết nấm mốc. Sau đó, để dung dịch ngấm vào bên trong khoảng 20 phút.
Đây là phương pháp vệ sinh nội thất tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả. Nếu tình trạng ẩm mốc tiếp tục, nên đưa xe đến các cơ sở chăm sóc nội thất chuyên biệt để tìm nguyên nhân và vệ sinh toàn diện.
Thường xuyên quan sát và chăm sóc ô tô giúp phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm ngân sách và bảo vệ không khí trong lành khi sử dụng xe.
(Nguồn ảnh: Internet)