I. Cách thực hành luyện thi IELTS Speaking hiệu quả
Bước 1: Khám phá cấu trúc của phần thi IELTS Speaking
Trong phần thi IELTS Speaking, thí sinh sẽ trực tiếp nói chuyện với giám khảo. Phần thi Nói gồm 3 phần, thường xoay quanh cuộc sống hàng ngày và các vấn đề xã hội:
- Part 1: đây là phần khởi động trong mỗi bài thi nói IELTS. Đối với phần này, những nội dung trong chủ đề của câu hỏi thường không quá khó, chủ yếu tập trung vào cuộc sống, gia đình, công việc, bạn bè, học tập của bạn.
- Part 2: Tại phần thi này, thí sinh sẽ nhận được một thẻ câu hỏi (cue card) kèm theo một chủ đề. Thí sinh sẽ được 1 phút chuẩn bị. Thời gian nói tối đa của phần thi này là 2 phút.
- Part 3: Toàn bộ phần thi này sẽ kéo dài khoảng từ 3-4 phút, thường là về chủ đề đã được hỏi trong Part 2. Đây là phần thi khó nhất về độ phức tạp của câu hỏi cũng như thí sinh không có thời gian chuẩn bị như những phần trước đó.
Bước 2: Tìm hiểu cách tính điểm trong phần thi IELTS Speaking
Phần thi Speaking có thời lượng từ 11 đến 14 phút, nhằm kiểm tra khả năng nói của thí sinh dựa trên 4 tiêu chí: Tài nguyên từ vựng (Lexical Resource), Độ đa dạng và chính xác ngữ pháp (Grammar range & Accuracy), Khả năng phát âm (Pronunciation) và Sự lưu loát khi nói (Fluency).
Phương pháp tính điểm phần thi IELTS Speaking cho một số band phổ biến. Xem chi tiết bảng điểm IELTS.
Mục đích của bước này là để bạn hiểu rõ các yêu cầu của band điểm mục tiêu. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức thay vì phải ôn luyện một cách rải rác.
Ví dụ:
- Nếu bạn đặt mục tiêu 6.0 Speaking: Bạn cần luyện nói sao cho mạch lạc. Có bị ậm ừ đôi chỗ cũng không sao. Các ý được triển khai đủ dài.
- Nếu bạn đặt mục tiêu 7.0 Speaking: Điểm khác biệt lớn nhất giữa band 6 và band 7 là thí sinh có thêm sự logic trong cách trình bày, cũng như sử dụng các phương tiện liên kết hiệu quả hơn khi Nói. Các từ vựng được “khoe” một cách thông minh, dùng nhiều câu và cấu trúc phức tạp nhưng không bị sai ngữ pháp.
II. Các phương pháp tự luyện thi IELTS Speaking tại nhà
- Phần thi nói yêu cầu bạn phải có được sự tự tin trong khi nói cũng như trong cách diễn đạt. Vì vậy, bạn cần có phương pháp tự học IELTS hiệu quả tại nhà để tạo ra phong thái tự nhiên nhất khi nói. Bạn có thể tham khảo những chủ đề thi nói thường gặp nhất và luyện tập trước gương mỗi ngày. Với cách ôn luyện thi IELTS Speaking này, bạn có thể quan sát được cử chỉ, khẩu hình của bản thân để điều chỉnh một cách hợp lý, gây thiện cảm cho người đối diện.
- Để nói tốt, trước hết bạn phải tập nghe thật nhiều, bởi khi đó bạn mới có thể nói và phát âm một cách lưu loát và dễ nghe như người bản ngữ. Gợi ý cho bạn là nên tìm nghe các post card, video ngắn hoặc phim và tập luyện nói theo ngữ điệu trong đó.
- Hàng ngày, bạn cũng có thể luyện nói bất cứ lúc nào bằng cách trò chuyện với chính mình về một chủ đề nổi bật.
III. Lời khuyên trong quá trình ôn luyện thi IELTS Speaking theo chủ đề
Thực hiện thường xuyên, thực hiện và tiếp tục thực hiện
Chúng ta nên tiến hành luyện thi IELTS Speaking nhiều hơn nhằm nâng cao sự thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh. Một trong những cách phổ biến nhất là tự nghe và tự luyện nói theo các chủ đề đã học. Khi học một ngôn ngữ mới, việc lặp lại sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp và nâng cao trình độ của bạn.
Hiểu rõ và chuẩn bị cho các chủ đề Speaking phổ biến
Các đề tài trong phần thi IELTS Speaking thường liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Chuẩn bị kỹ về những đề tài này giúp bạn tự tin hơn, có nền tảng kiến thức phong phú hơn, dễ dàng đối phó với các câu hỏi từ giám khảo trong phần thi Speaking.
Sử dụng các cụm từ đồng nghĩa để biểu đạt một cách đa dạng
Kiểm tra vốn từ vựng và cách sử dụng từ là yếu tố quan trọng trong thi IELTS Speaking. Vì thế, bạn cần mở rộng vốn từ vựng, học và thực hành sử dụng các cụm từ đồng nghĩa trong quá trình diễn đạt. Điều này giúp bạn trả lời tự nhiên hơn, không lặp lại từ ngữ và tiết kiệm thời gian suy nghĩ.
IV. Tài liệu ôn luyện thi IELTS Speaking nên đọc
Sách và tài liệu là nguồn hỗ trợ quan trọng cho việc luyện thi IELTS. Hãy sử dụng những sách và tài liệu mới nhất để luyện tập hiệu quả hơn, tập trung vào các kỹ năng và đề tài quan trọng của IELTS.
Cuốn sách “40 CHỦ ĐỀ PHẢI BIẾT CHO IELTS SPEAKING 7.5+” của giáo sư Đặng Trần Tùng
Quyển sách này hướng dẫn người học tiếp cận 40 chủ đề thi IELTS Speaking mới nhất và cách giải đề một cách chi tiết. Bên cạnh đó, sách cũng cung cấp các mẹo nhỏ và từ vựng sau mỗi đề thi, bài tập và bài học cụ thể.
Sách “How to crack the IELTS Speaking test – Part 1” của giáo sư Đặng Trần Tùng
Đây là một tài liệu khác của giáo sư Đặng Trần Tùng. Cuốn sách này được xem như là chìa khóa giúp bạn chinh phục phần thi IELTS Speaking Part 1 một cách xuất sắc. Sách phân tích 20 chủ đề phổ biến trong IELTS Speaking, giúp thí sinh làm quen và chuẩn bị hiệu quả để đạt điểm cao với giám khảo. Đặc biệt, sách còn cung cấp nhiều mẹo 'hữu ích' để giúp bạn ghi điểm tối đa khi thi IELTS Speaking Part 1.
“31 high-scoring formulas to answer the IELTS Speaking questions”
Sách được biên soạn bởi ba giám khảo nổi tiếng: Jonathan Palley, Oliver Li, Adrian Davies. Nội dung của sách dựa trên các chiến lược bao quát và tổng hợp các chủ đề phổ biến, thường xuất hiện trong các kỳ thi thực tế. Điều này giúp người học luyện tập để nói tự nhiên và lưu loát hơn khi đối phó với các phần thi IELTS Speaking.
IV. 6 mẹo để đạt điểm cao trong IELTS Speaking
Hiểu rõ tiêu chí đánh giá của giám khảo
Trong các bài thi IELTS để đánh giá kỹ năng nói, điểm số của thí sinh được xác định dựa trên một thang điểm nghiêm ngặt. Vì vậy, để gây ấn tượng và đạt điểm cao từ giám khảo, việc hiểu rõ tiêu chí đánh giá là rất quan trọng. Cụ thể, tiêu chí này bao gồm: Phát âm (Pronunciation), Ngữ pháp (Grammatical Range and Accuracy), Từ vựng (Lexical Resource), Sự lưu loát và trôi chảy (Coherence and Fluency).
Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và trôi chảy
Một trong các cách giúp bạn để lại ấn tượng với giám khảo là khả năng sử dụng tiếng Anh một cách lưu loát và tự nhiên. Điều này đôi khi quan trọng hơn cả nội dung bạn muốn truyền tải. Một lời khuyên là bạn nên chú ý sử dụng các cụm từ rút gọn, ví dụ như “it’s” thay vì “it is”, và sử dụng các từ phổ biến trong giao tiếp như: quite, kinda,… để giọng nói của bạn trở nên trôi chảy hơn.
Trả lời đúng tâm điểm của câu hỏi
Thực tế cho thấy, dù chuẩn bị cẩn thận đến đâu, bạn cũng có thể đối mặt với những câu hỏi về các vấn đề mà bạn không hiểu rõ. Khi gặp phải những câu hỏi như vậy từ giám khảo, bạn không cần quá lo lắng. Tập trung vào việc trả lời chính xác tâm điểm của câu hỏi là điều quan trọng nhất.
Câu trả lời của bạn có thể ngắn gọn, nhưng chỉ cần tập trung vào trọng tâm sẽ mang lại điểm số cao. Cố gắng nói dài dòng có thể dẫn đến lạc đề, lặp từ hoặc ý, làm mất điểm trước giám khảo.
Mở rộng phạm vi câu trả lời
Chúng ta không nên giới hạn câu trả lời với những câu hỏi và chủ đề trong bài thi. Nếu bạn có hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, hãy mạnh dạn phát triển ý tưởng của mình. Việc mở rộng câu trả lời giúp thể hiện vốn kiến thức, lập luận và sự thành thạo trong cách diễn đạt, từ đó giúp bạn đạt điểm số cao hơn với giám khảo.
Biết “chọn thời điểm phù hợp”
Trong phần thi đầu và phần thi thứ ba, thí sinh không có thời gian để suy nghĩ trước khi nói. Do đó, kỹ năng biết cách “chọn thời điểm phù hợp” bằng cách lặp lại câu hỏi hoặc điều hướng câu trả lời với những bình luận về câu hỏi từ giám khảo là vô cùng quan trọng.
Phát hiện và sửa chữa lỗi một cách tự nhiên
Rất nhiều người gặp phải các lỗi khi nói, điều này không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng tình huống này để làm ấn tượng với giám khảo bằng cách phát hiện và sửa lỗi một cách tự nhiên, cho thấy khả năng tập trung và kiểm soát việc sử dụng từ vựng và ngữ pháp trong giao tiếp của mình.