1. Tại sao bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ lại nguy hiểm?
1.1. Xoắn tinh hoàn ở trẻ là gì?
Bình thường, tinh hoàn ở nam giới sẽ được cố định ở vị trí bìu. Tuy nhiên, một số vấn đề bất thường có thể làm cho tinh hoàn trở nên lỏng lẻo và bị xoắn lại. Dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ từ 10 đến 25 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất.
Xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Xoắn tinh hoàn có thể được phân loại thành 3 dạng:
- Xoắn cả bó mạch thừng tinh: Là loại phổ biến nhất.
- Xoắn tinh hoàn đơn thuần: Dạng xoắn tinh hoàn này hiếm gặp.
- Xoắn phần phụ của mào tinh - tinh hoàn: Trường hợp bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn dạng này thường có các triệu chứng nhẹ nhàng hơn.
1.2. Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
-
Dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác
Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ cần được xử lý cấp cứu ngay lập tức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều trẻ nhỏ bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn. Điều này dẫn đến việc trễ trở trong quá trình điều trị và có thể phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
-
Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai
Khi gặp phải xoắn tinh hoàn, việc phẫu thuật tháo xoắn cho trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 6 tiếng kể từ khi trẻ bắt đầu cảm thấy đau đớn ở vùng bìu. Nếu phát hiện muộn và xử lý trễ, trẻ có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử tinh hoàn, buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu ngay lập tức để bảo vệ tinh hoàn cho trẻ
Việc này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ. Càng đáng lo ngại hơn khi xoắn cả hai bên tinh hoàn dẫn đến cần phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai.
-
Tình trạng xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đáng lo ngại hơn so với người lớn
+ Đối với trẻ mới sinh: Trẻ còn quá nhỏ và chưa thể diễn đạt được những bất thường trên cơ thể.
+ Đối với trẻ nhỏ: Trẻ chưa đủ hiểu biết để nhận thức được những bất thường xảy ra trên cơ thể.
Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn. Đặc biệt đối với trẻ mới sinh, cần chú ý quan sát để phát hiện kịp thời những bất thường và đưa ra biện pháp xử lý hợp lý. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín và bảo vệ sức khỏe tổng thể, khuyến khích trẻ báo ngay với cha mẹ khi gặp bất thường, cũng như luôn lắng nghe và quan tâm đến con.
2. Cách nhận biết bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ
Tất cả các trường hợp xoắn tinh hoàn đều cần được cấp cứu ngay lập tức. Do đó, việc nhận biết và phát hiện bệnh sớm rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và thúc đẩy quá trình điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ:
-
Đối với trẻ sơ sinh
+Tinh hoàn cứng, bề mặt da bìu đỏ và sẫm màu, mất nếp nhăn. Ở một số trường hợp, bìu trở nên rỗng do tinh hoàn xoắn đã mất trước đó.
+ Trẻ thể hiện sự không thoải mái, quấy khóc, từ chối bú, da bìu sưng phù, và có thể phát sốt,…
Trẻ sơ sinh thường quấy khóc khi bị xoắn tinh hoàn
-
Với những trẻ lớn hơn
+ Trẻ có cảm giác đau ở vùng bìu và bụng dưới, đau thường xuất hiện đột ngột và có thể lan sang một hoặc cả hai bên.
+ Mửa và buồn nôn.
+ Đau và sưng ở vùng bẹn kèm theo đau bụng dưới: Đây là dấu hiệu thường gặp ở những trường hợp tinh hoàn bị xoắn.
+ Có thể phát sốt hoặc không.
+ Khi vùng bìu sưng đau, bé sẽ không chịu cho mẹ sờ vào.
+ Trẻ chưa từng gặp vấn đề tiểu khó, tiểu dắt hoặc các chấn thương ở vùng bìu.
Nếu phát hiện những dấu hiệu này, cha mẹ không nên xem nhẹ mà nên đưa con đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc phát hiện muộn và trễ điều trị có thể gây thiệt hại cho tinh hoàn của trẻ, ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai.
Không có phương pháp chẩn đoán xoắn tinh hoàn nào được coi là tuyệt đối chính xác. Các bác sĩ cần phải sử dụng nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng để kiểm tra tình trạng của bệnh nhân. Do đó, cần có sự kết hợp giữa các thiết bị y tế hiện đại và kiến thức chuyên môn của bác sĩ, nếu không căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn.
Nếu thấy trẻ có dấu hiệu lạ, hãy đưa trẻ đi khám ngay
Phương pháp điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ thường là phẫu thuật tháo xoắn. Điều này giúp khôi phục tuần hoàn máu cho tinh hoàn và ngăn ngừa tái phát xoắn. Đôi khi, bác sĩ cũng sẽ cố định tinh hoàn để tránh tái phát xoắn và cố định tinh hoàn còn lại để ngăn ngừa xoắn thừng tinh. Trong những trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, việc phẫu thuật có thể bị hoãn lại một vài tháng.
Lưu ý: Sau khi phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn, trẻ vẫn có nguy cơ bị teo thứ phát tinh hoàn. Vì vậy, cần tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.
Các chuyên gia khuyến nghị, cha mẹ không nên lơ là với bất kỳ biến chứng nào ở trẻ. Hãy kiểm tra vùng bìu của trẻ thường xuyên. Nếu phát hiện một bên tinh hoàn trống, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị sớm.