Mỗi phần mềm, ứng dụng di động hiện nay khi được cài đặt lên thiết bị đều yêu cầu được cấp quyền truy cập vào một hoặc một số chương trình, ứng dụng khác của thiết bị. Và thực sự thì điều này không phải là điều dễ chịu, nếu không muốn nói là gây ra khá nhiều hoang mang, lo lắng với những người dùng không có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực này. Vậy làm thế nào để biết một ứng dụng yêu cầu và muốn truy cập vào những chương trình gì trên máy? Và làm sao để ngăn chặn điều đó?
Cách thiết lập quyền riêng tư cho tài khoản Zalo
Cách thu hồi quyền truy cập Pokémon Go vào tài khoản Google
Kiểm soát quyền truy cập Internet với Kaspersky Internet Security
Khi Pokemon Go ra mắt, Nintendo đã phải điều chỉnh chính sách của mình do nhiều người chơi lo lắng về các quyền mà trò chơi yêu cầu được phép truy cập. Điều này cũng là mối quan tâm của nhiều người dùng điện thoại thông minh và máy tính bảng khi cài đặt một ứng dụng mới.
Hướng dẫn kiểm soát quyền truy cập của ứng dụng trên Android
Nếu so sánh, nhiều người có thể cho rằng các ứng dụng trên Android ít an toàn hơn và đòi hỏi nhiều hơn so với iOS. Điều này có thể thấy rõ qua hai điều sau:
- Android là hệ điều hành mở, hướng tới người dùng và dễ tùy biến, vì vậy mức độ an toàn của nó cũng không được đánh giá cao.
- Mỗi khi cài đặt một ứng dụng, chúng ta thường thấy rằng, các ứng dụng Android yêu cầu nhiều quyền truy cập (vào danh bạ, máy ảnh, microphone, vị trí...).
Các hiển thị thông báo về các quyền truy cập được ứng dụng yêu cầu.
Nếu sử dụng thiết bị chạy hệ điều hành Android 6.0 trở lên
Nếu bạn đang lo lắng, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để hạn chế những 'yêu cầu' này từ hệ điều hành của Google. Đầu tiên, bạn cần biết phiên bản hiện tại của hệ điều hành trên thiết bị là bao nhiêu? Với hệ điều hành Android 6.0 trở lên, người dùng sẽ có quyền kiểm soát những thông tin, tính năng hoặc ứng dụng mà một chương trình cài đặt đang yêu cầu truy cập (gọi là 'quyền').
Xác định bằng cách:
- Mở Cài đặt trên thiết bị.
- Chọn Về thiết bị hoặc Về điện thoại, Về thiết bị
- Ở giao diện tiếp theo, chạm vào Phiên bản Android để xem phiên bản hiện tại.
Cần nói thêm, với hệ điều hành Android 6.0 trở lên, chúng ta thường không cần phải quan tâm đến những gì mà một ứng dụng yêu cầu. Bởi trong lần sử dụng đầu tiên, những quyền đó sẽ được hiển thị trở lại và chỉ khi có sự cho phép của người dùng, nó mới có thể truy cập (tương tự như trên iOS). Chính vì điều này, Android 6.0 là một bảo đảm về mặt an toàn cực kỳ.
Nếu máy có phiên bản hệ điều hành thấp hơn
Nếu thiết bị của bạn sử dụng các phiên bản hệ điều hành cũ hơn, chúng ta có thể tự cảnh giác với những thao tác sau đây:
Hãy nhớ rằng, ngay sau khi chọn Cài đặt, sẽ hiện ra một cửa sổ nhỏ (thông thường sẽ là 'Quyền ứng dụng - Cho phép truy cập' hoặc '<Tên ứng dụng> cần truy cập vào...' - Ứng dụng cần truy cập vào...).
Ứng dụng thông báo yêu cầu trước khi cài đặtTại đây bạn có thể quan sát các quyền mà một ứng dụng đòi được truy cập nếu muốn tiếp tục cài đặt, căn cứ vào những yêu cầu đó, nếu thấy hợp lý và không ảnh hưởng gì, có thể tiếp tục. Còn nếu không, hãy chọn một ứng dụng có tính năng tương tự nhưng an toàn hơn để thay thế.
của bạn.
Cách kiểm tra quyền của các ứng dụng đã cài trên Android
Nếu bạn đã cài đặt khá nhiều ứng dụng mà không quan tâm tới những gì ứng dụng đó có thể, đã được bạn cho phép truy cập, thì tốt nhất nên kiểm tra lại bằng cách:
- Vào Cài đặt / Ứng dụng / chạm vào một ứng dụng bất kỳ.
- Kiểm tra mục 'Quyền truy cập - Được cho phép truy cập', trong này sẽ có danh sách các quyền mà bạn đã 'vô tình' cấp cho ứng dụng.
Kiểm tra các quyền đó và có thể 'gỡ bỏ ứng dụng Android' nếu cảm thấy chúng đang ảnh hưởng tới dữ liệu, các bí mật cá nhân của bạn. Tuy nhiên, cách này khá mất thời gian và bạn sẽ không kiểm tra được quyền truy cập của các ứng dụng đang chạy.
Vì vậy, hãy chú ý tới cách thứ hai, đó là sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong việc quản lý và kiểm tra quyền hạn của các ứng dụng Android như: Permission Explorer, F-Secure App Permissions hay MyPermissions...
Với những ứng dụng này, các bạn có thể thấy, ngay bản thân chúng đã không yêu cầu bất cứ quyền hạn nào, sau khi cài đặt xong, có thể phân chia toàn bộ ứng dụng trên máy thành từng nhóm cụ thể (tên, số lượng, tính chất...).
Permision Explorer không yêu cầu bất cứ quyền nào lên thiết bịChỉ cần chọn loại ứng dụng và tên cụ thể của ứng dụng trong nhóm đó để kiểm tra xem nó đang thực sự 'chiếm' bao nhiêu quyền, có nguy hiểm hay không? Và đó là những quyền gì?
Danh sách các quyền sẽ hiển thị một cách chi tiết để người dùng tiện theo dõi và kiểm tra.
Một cách khác cũng được các diễn đàn Android và các chuyên gia khuyên người dùng nên thực hiện, đó là tắt tính năng tự động cập nhật của các ứng dụng. Bởi điều này không chỉ giúp thiết bị tiết kiệm pin và dung lượng 3G, mà còn hạn chế tối đa việc các ứng dụng sau khi tự động cập nhật sẽ yêu cầu thêm những quyền khác.
- Các bạn truy cập vào Cửa hàng Google Play và đăng nhập tài khoản Google của mình, nếu đã đăng nhập rồi, chọn vào biểu tượng ba chấm ở góc trái màn hình, chọn tiếp vào My apps & games.
- Tìm tới ứng dụng cần tắt tính năng tự động cập nhật, chạm vào để chọn.
Tiếp tục chạm vào biểu tượng ba chấm ở góc trên, bên phải giao diện ứng dụng và bỏ dấu tick trong mục Tự động cập nhật đi.
Có thể tiết kiệm thời gian và thực hiện điều này với toàn bộ ứng dụng đang có trên thiết bị bằng cách vào Cài đặt / Cập nhật ứng dụng tự động và tích chọn mục Không cập nhật tự động ứng dụng.
Nếu các bạn cũng đang sử dụng thiết bị Android, bài viết này sẽ rất cần thiết để các bạn tự đảm bảo an toàn cho mình cũng như các dữ liệu cá nhân trong thiết bị, trong những tài khoản mà mình sẽ đăng nhập vào đó.
Chúc các bạn thành công!