Nội dung trình bày có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý
1. Hướng dẫn quy trình nói
TRƯỚC KHI NÓI |
a. Chuẩn bị nội dung nói - Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý - Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày - Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến - Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng b. Tập luyện Đối với kiểu bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, hình thức tập luyện theo nhóm là thích hợp nhất. |
TRÌNH BÀY BÀI NÓI |
a. Người nói - Trình bày ý kiến về vấn đề - Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe b. Người nghe - Tiếp nhận và suy nghĩ về ý kiến của người nói - Nêu ý kiến trao đổi |
SAU KHI NÓI |
Người nói và người nghe cùng trao đổi để đánh giá và rút kinh nghiệm về một số mặt: - Vấn đề đời sống được bàn luận có hấp dẫn và thiết thực không? - Cách trình bày và cách bảo vệ ý kiến của người nói đạt ở mức nào? - Cách phản bác của người nghe có tác dụng tích cực với người nói không? - Việc tổ chức thảo luận về các vấn đề đời sống, việc thê rhiejen rõ ràng thái độ tán thành hay phản bác những ý kiến đã phát biểu có ý nghĩa gì? |
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười học
Trong đời, việc học tập và rèn luyện kiến thức là điều may mắn và quan trọng cho sự phát triển cá nhân cũng như phát triển quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng học sinh lười học.
Theo quan sát của tôi, hiện tượng học sinh lười học khá phổ biến trong các trường học. Điều này thể hiện qua việc không tập trung trong giờ học, coi thường việc học tập.
Tôi không đồng ý với việc học sinh lười học vì kiến thức là tài sản quý giá không thể thiếu trong hành trình thành công của mỗi người.
Hậu quả của học sinh lười học là mất nền tảng kiến thức, ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai của họ cũng như sự phát triển của đất nước.
Do đó, tôi cho rằng cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng học sinh lười học.
Đầu tiên, mỗi học sinh cần nhận thức trách nhiệm của mình, biết xác định ước mơ và động lực để phấn đấu.
Về phía gia đình, cần quan tâm và động viên tinh thần của con cái, không nuông chiều mà động viên khi khó khăn xảy ra.
Ngoài ra, trường học cần đưa ra các chương trình giảng dạy độc đáo, sáng tạo để gây hứng thú cho học sinh.
Thực tế, không phải ai cũng lười học, nhiều học sinh nghèo vượt khó để đổi mới cuộc sống và mang lại vinh quang cho gia đình, đất nước.
Do đó, mỗi học sinh cần hiểu rõ trách nhiệm và tầm quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng đất nước.
Học tập là trách nhiệm của mỗi người và cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là thời kỳ quý báu của xã hội, nếu không tận hưởng tuổi trẻ một cách có ý nghĩa, xã hội sẽ trở thành nhà không có cột vững.