Ghi chú lại các ý chính của bài nói dưới dạng bản tóm tắt.
1. Hướng dẫn cách phát biểu
TRƯỚC KHI NÓI |
a. Chuẩn bị nội dung nói - Viết ra giấy các ý chính của bài nói thành dạng đề cương. - Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, những từ ngữ then chốt. - Chuẩn bị tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài hát liên quan đến các hoạt động thiện nguyện. b. Tập luyện Để bài nói đạt kết quả tốt, em hãy tập luyện trước khi trình bày. - Em có thể tập nói một mình để tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói sao cho phù hợp. Em cũng có thể tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý. - Điều chỉnh dung lượng bài nói sao cho phù hợp với thời gian quy định. |
||||
|
- Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị. - Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ,... - Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe. - Trình bày bài nói trong thời gian quy định. |
||||
SAU KHI NÓI |
Trao đổi về bài nói:
|
2. Minh họa bằng ví dụ
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Mặc dù khác biệt nhưng chung một tâm hồn
Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Em đã biết nhiều tấm gương về lòng nhân hậu, về những con người thể hiện lối sống tình nghĩa đậm đà. Trong số đó, em không thể quên bà Nguyễn Thị Nhung ở quận Đống Đa, Hà Nội - người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện. Lần đầu tiên đọc bài viết về bà trên mục Người Việt tử tế của báo Lao động, em đã thực sự xúc động trước nhân cách cao đẹp ấy.
Bà Nhung hiện đang sống tại một căn nhà nhỏ trên phố Văn Miếu và hàng ngày, người phụ nữ 57 tuổi ấy vẫn chăm chỉ với việc bán hàng ở chợ. Mặc dù điều kiện sống cũng không dư dả gì nhưng bà vẫn luôn cố hết sức mình để chia sẻ, mang niềm vui đến cho những mảnh đời cơ cực bởi bà luôn tâm niệm: “Với tôi, cuộc sống phải biết sẻ chia, cho đi thì mới thực sự ý nghĩa và đáng để sống”. Suốt 30 năm qua, bà Nhung đã mở rộng vòng tay ân cần, nuôi dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Trong số 13 người con được bà nhận nuôi, có 2 người bị tự kỉ. Thế nhưng, bằng tấm lòng yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc hết mực của mình, bà đã dần dần giúp cả hai đứa con có một cuộc sống như bao người bình thường. Họ vẫn ngày ngày theo bà buôn bán làm ăn. Với những người con đó, bà là một người mẹ tuyệt vời, người mẹ không có công sinh nhưng có công dưỡng, người đã mang lại hạnh phúc, niềm vui cho cuộc đời họ. Ngoài việc nhận nuôi những đứa trẻ bất hạnh, bà Nhung còn nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện khác để giúp ích cho đời. Tuy tuổi đã cao nhưng bà không quản ngại khó khăn, lăn lội đến những vùng sâu, vùng xa trao quà cho người dân miền núi. Bà đã tham gia nhóm thiện nguyện “Mùa thu và những người bạn” để giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, bất hạnh ở các bệnh viện Hà Nội. Hàng tháng, bà quyên góp gạo để nhóm nấu cháo phát cho bệnh nhân. Vào mỗi dịp cuối tuần, bà thường dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị những suất cháo đem tới bệnh viện. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt hạnh phúc của bà khi tận tay trao những suất cháo cho bệnh nhân, có lẽ không ai không cảm thấy ấm áp và xúc động.
Em rất cảm phục và kính trọng bà - người phụ nữ mà em không quen biết nhưng với em lại rất gần gũi, ấm áp. Với những việc làm có ý nghĩa đối với cộng đồng, bà Nguyễn Thị Nhung đã đóng góp làm cho xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn. Và bà đã vinh dự được nhận danh hiệu Người tốt, việc tốt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng. Nhưng có lẽ phần thưởng lớn nhất đối với bà chính là tình cảm yêu mến, quý trọng của mọi người. Nhiều người gọi bà là “bà tiên giữa đời thường”.
(Bài làm của học sinh)