Vấn đề văn hóa truyền thống là một chủ đề được nhiều người quan tâm
1. Hướng dẫn quy trình thực hiện nói
TRƯỚC KHI NÓI |
a. Chuẩn bị nội dung nói - Văn hóa truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. - Một số vấn đề có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: + Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại + Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống tròn đời sống sinh hoạt hằng ngày + Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống … - Hình dung trước những ý kiến phản bác có thể có để xây dựng bài nói có chiều sâu, bao quát được nhiều tình huống thực tế - Chú ý tính cụ thể, thiết thực, khả thi của những kế hoạch, hoạt động mà mình đề xuất - Lập đề cương cho bài nói: + Vấn đề em trình bày là gì? + Lí do em trình bày vấn đề này là gì? + Nêu những thông tin đáng quan tâm về vấn đề đó + Chia sẻ những hình ảnh minh họa + Nêu ý kiến của em về vấn đề được bàn tới + Nêu mong muốn của em và những giải pháp em đề xuất + Trao đổi của em về các ý kiến thể hiện cách tiếp cận khác về vấn đề b. Tập luyện - Khi tập luyện một mình, em có thể nhìn vào bản đề cương để nói. Chú ý kiểm soát thời gian trình bày - Khi tập luyện theo nhóm, cần luân phiên vào vai người nói hoặc người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói |
||||
TRÌNH BÀY BÀI NÓI |
a. Mở đầu - Nêu vấn đề mà em muốn trình bày; nói khái quát lí do vì sao em chọn vấn đề đó - Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống… để tạo không khí sinh động, hào hứng b. Triển khai - Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong đề cương bài nói - Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định - Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên - Quan sát những phản ứng của người nghe - Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày - Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát c. Kết luận - Tóm lược nội dung đã trình bày - Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống |
||||
SAU KHI NÓI |
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
|
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Văn hóa đọc trong thời đại hiện nay.
a. Khái quát
Trong cuộc sống tinh thần của mỗi người, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người không phải ai cũng có hứng thú với việc học. Đa số họ thờ ơ, lãnh cảm và không coi trọng văn hóa đọc.
b. Nội dung chi tiết
Tình trạng lười đọc sách ở tất cả mọi thành phần, lứa tuổi ngày một tăng trong khi xã hội đang rất cần tri thức. Hiện tượng này đồng nghĩa với việc văn hóa nghe, nhìn đang có ảnh hưởng rất mạnh đến văn hóa đọc và công nghệ “mì ăn liền”: đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng trở thành phổ biến.
Nhiều số cán bộ công chức thích dành thời gian qua mạng tìm kiếm thông tin vừa nóng, vừa đa dạng lại cập nhật. Số lượng đọc cũng không đều, có người đọc nhiều, có người đọc ít. Theo điều tra xã hội học thì có đến 32,27% công chức chỉ dành có 30 phút một ngày cho việc đọc sách, còn tầng lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có trên 10% đọc sách 2 giờ một ngày, con số quả là rất ít.
Sinh viên thường ngại đọc sách dày, sách kinh điển, sách lý luận. Có những cuốn sách có giá trị được 'đại hạ giá' vẫn không được các bạn trẻ quan tâm. Theo điều tra xã hội, có đến 18,18% sinh viên chỉ đọc khoảng 15 phút mỗi ngày, trong khi chỉ có trên 33% đọc 3 tiếng một ngày. Ly giải điều này, người ta cho rằng văn hóa nghe, nhìn đang lấn át khi chỉ cần nghe đài, xem TV, nhấp chuột là các bạn có thể có mọi thông tin từ trong nước đến thế giới với muôn hình vạn nẻo những sự kiện, vấn đề đang diễn ra xung quanh.
Với học sinh, thiếu niên nhi đồng, việc đọc là một món ăn tinh thần rất bổ ích, nhất là sách tham khảo nâng cao kiến thức, truyện cổ tích, truyện tranh,… Nhưng giữa rừng sách hiện nay để chọn được cuốn sách hay và lý thú là điều không dễ dàng, thế mới biết số lượng sách nhiều, đa dạng, đẹp chưa hẳn đã hay nếu không bàn về chất lượng, tình trạng này cũng gây ra việc lười đọc ở đối tượng này.
Như chúng ta đã biết, sách là những tác phẩm cực kỳ quý do trí tuệ cao của con người tạo nên được cô đọng, đúc rút qua thời gian và sự phát triển của nhân loại. Nếu dành thời gian quá ít ỏi cho việc đọc sẽ khiến con người không có chiều sâu tri thức, lười vận động, thiếu tìm tòi, và đây là một nguy cơ xấu đối với sự phát triển của một xã hội. Đồng thời, làm cho chúng ta hổng nhiều kiến thức, mất dần sự sáng tạo, không có tinh thần đổi mới, khả năng lý luận kém và không sâu…
Đổ lỗi cho văn hóa đọc đang bị văn hóa nghe, nhìn lấn át, tôi cho rằng không đúng như vậy. Với sự phát triển của thời đại văn minh công nghệ cao, văn hóa đọc phải chia sẻ với văn hóa nghe nhìn và với Internet. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng phát triển theo. Ngày xưa ông cha ta học hành đều qua sách vở, thì ngày nay chúng ta học ở rất nhiều phương tiện. Việc đọc để học muôn thuở không bao giờ mất đi, trái lại nó phải là một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân con người và toàn xã hội. Không có nhà bác học thiên tài, không có nhà chính trị lỗi lạc nào chỉ dựa và tài năng của mình để thành đạt mà thông qua việc đọc sách.
Mong muốn của em là cần có những giải pháp hay để văn hóa đọc ngày càng được tôn vinh. Nhưng cần làm như thế nào? Đó là một câu hỏi lớn và cần thực hiện ngay đối với người viết sách, đặc biệt là người làm sách và phát hành đề sách hay, bổ ích đến được tay bạn đọc.
Đầu tiên, cần phát triển thói quen đọc sách cho mọi người, áp dụng phương pháp đọc sách và khuyến khích đam mê đọc sách ở mọi tầng lớp nhân dân, điều này là trách nhiệm của từng cá nhân để tự rèn luyện.
Thứ hai, cần nâng cao chất lượng sách thông qua các phương tiện truyền thông, Đảng và Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động thư viện quốc gia để định hướng người dân đọc sách, lan tỏa sách và văn hóa đọc trong cộng đồng.
Thứ ba, nâng cao vai trò của ngành Xuất bản, đây là yếu tố quan trọng nhất để thu hút độc giả quay trở lại với văn hóa đọc. Cần phải tạo ra nhiều tác phẩm thực sự hay, hấp dẫn và phản ánh tinh thần thời đại như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi,... để thu hút độc giả.
Để duy trì và phát triển văn hóa đọc, tạo ra thói quen đọc trong suốt cuộc đời của mỗi người, cần xây dựng thói quen đọc từ thời thơ ấu, từ trước khi đến trường,... và giúp mỗi người từ khi đi học đã nắm vững kỹ năng đọc. Kỹ năng đọc của mỗi người luôn được coi trọng, đó là sự kết hợp của những thao tác tư duy thành thói quen đọc.
Ngày nay, trong thời đại 4.0, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và tri thức nhân loại, văn hóa đọc của mỗi quốc gia cần bao gồm ba thành phần: hành vi, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội. Điều này sẽ tạo ra một nền văn hóa đọc phát triển, góp phần xây dựng và tạo nên một xã hội học tập phát triển.
Trong thời gian gần đây, việc quảng bá và tổ chức các buổi tọa đàm về văn hóa đọc đã trở nên phổ biến, xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông như báo chí, đài truyền hình, đặc biệt là trong chương trình 'Truyền hình chào buổi sáng' của VTV1 với một phần mục đặc biệt 'Mỗi ngày một cuốn sách', nhằm giới thiệu những tác phẩm văn học hay, mang lại giá trị cho độc giả. Sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động thư viện cần được tăng cường hơn, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi không có đủ cơ sở vật chất cũng như sách để phục vụ bạn đọc, nhằm khắc phục tình trạng lười đọc hiện nay, đặc biệt là sự thờ ơ, lạnh lùng với văn hóa đọc ở giới trẻ, đồng thời đưa văn hóa đọc lên một tầm cao mới, góp phần xây dựng một xã hội học tập.