Hãy liệt kê một số bộ phim về tình cảm gia đình đã xem và chia sẻ cảm nhận về một trong số đó.
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Liệt kê một số phim về tình cảm gia đình bạn đã xem và chia sẻ ấn tượng về một trong số đó.
Phương pháp: Trả lời theo hiểu biết
Lời giải: Một số phim về tình cảm gia đình đã xem: Về nhà đi con, Hãy nói lời yêu, Hương vị tình thân,...
Ấn tượng về bộ phim Về nhà đi con: Bộ phim cảm động về tình cảm gia đình, gắn kết các thành viên và mang nhiều bài học quý giá.
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo bạn, nhan đề văn bản cung cấp thông tin gì cho người đọc? Tại sao?
Phương pháp: Đọc nhan đề
Lời giải: Văn bản giới thiệu về bộ phim Người cha và con gái
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Mục đích của sa pô là gì?
Phương pháp: Xem lại phần kiến thức ngữ văn đầu bài
Lời giải: Phần sa pô cung cấp thông tin tổng quan về bộ phim.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 108, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phần (1) cung cấp những thông tin nào về bộ phim?
Phương pháp giải: Đọc kỹ phần (1)
Lời giải chi tiết:
Cách 1:
Cung cấp thông tin tổng quan về bộ phim: tên tác phẩm, đạo diễn, năm ra mắt, và thành tựu nổi bật.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 109, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phần này cung cấp thông tin gì về bộ phim?
Phương pháp giải: Đọc kỹ phần văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1:
Phần này giới thiệu những điểm đặc sắc của bộ phim.
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nội dung phần 4 là gì?
Phương pháp giải: Đọc kỹ phần (4)
Lời giải chi tiết:
Cách 1:
Phần 4 nói về giá trị nội dung và tư tưởng của bộ phim.
Câu hỏi cuối bài 1
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây để thể hiện ý chính của từng phần trong văn bản Bộ phim “Người cha và con gái” và các thông tin cụ thể làm rõ mỗi ý chính.
Phương pháp:
Đọc kỹ văn bản, sau đó hoàn thành sơ đồ.
Lời giải:
Câu hỏi cuối bài 2
Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về bộ phim hay là nhận xét chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?
a. Người cha và con gái là phim hoạt hình ngắn không lời do đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok de Wit thực hiện vào năm 2000.
b. Âm nhạc và hình ảnh đã thay thế lời thoại, biểu đạt thành công cảm xúc của nhân vật: lưu luyến khi hai cha con chia tay, hạnh phúc của cô con gái mỗi ngày ngược gió đi đón cha, nỗi mệt mỏi của bà lão cùng hy vọng không tắt, khoảng lặng khi người con thấy lại chiếc thuyền xưa...
c. Phim mở đầu với hình ảnh hai cha con đạp xe trên con đường đồi
d. Hai cha con dang rộng vòng tay ôm chặt nhau trong yêu thương và xúc động.
e. Hãy trân trọng cha mẹ đang bên cạnh, bởi họ là niềm hạnh phúc vô giá!
Phương pháp: Đọc kỹ văn bản và thông tin.
Lời giải:
Cách 1:
Thông tin khách quan về bộ phim: a, c, d
Nhận xét chủ quan về bộ phim: b, e
Câu hỏi cuối bài 3
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những hình ảnh trong văn bản được lấy từ nguồn nào và có tác dụng gì?
Phương pháp giải: Đọc kỹ văn bản
Lời giải:
Hình ảnh trong văn bản được lấy từ bộ phim “Người cha và con gái”, giúp người đọc hình dung rõ hơn về nội dung và hình thức của bộ phim.
Câu hỏi cuối bài 4
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Ngoài các thông tin trong bài viết, bạn muốn biết thêm điều gì về bộ phim Người cha và con gái? Hãy tìm hiểu và chia sẻ thông tin đó.
Phương pháp: Trả lời theo hiểu biết
Lời giải:
Tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về nhân vật người phụ nữ trong phim.
Các thông tin tôi tìm hiểu được: “Nhân vật người phụ nữ hiểu rõ niềm hy vọng của mình là vô vọng, nhưng lý trí và cảm xúc lại mâu thuẫn trong cùng một con người. Vì thế, cô con gái vẫn chờ đợi và hy vọng.”
Câu hỏi cuối bài 5
Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Sau khi đọc bài giới thiệu, bạn có muốn xem bộ phim Người cha và con gái không? Tại sao?
Phương pháp: Trả lời theo cảm nhận
Lời giải:
Sau khi đọc bài giới thiệu, tôi rất muốn xem bộ phim vì nó mang nhiều ý nghĩa về tình cảm gia đình.