Hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 6 chi tiết từ Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải cho tất cả các câu hỏi và bài tập
Câu 1
Câu 1 (trang 17 Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 tập 2)
Tìm trong đoạn văn Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Phân biệt nghĩa thông thường và nghĩa ý tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn “Tuổi thơ tôi” và tìm các từ ngữ sau đó giải nghĩa dựa trên bảng đã được cung cấp.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ trong ngoặc kép |
Nghĩa thông thường |
Nghĩa theo dụng ý của tác giả |
Trùm sò |
Kẻ cầm đầu nhóm vô lại |
Chỉ người ích kỉ, tìm cách thu lợi cho mình |
Làm giàu |
Tích lũy nhiều của cải, tiền bạc |
Tích lũy những đồ chơi mà bọn trẻ cho là giá trị |
Võ đài |
Đài đấu võ |
Khoảng đất những chú dế chọi nhau |
Cao thủ |
Người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác |
Chỉ chú dế khỏe mạnh, lì đòn |
Cử hành tang lễ |
Tổ chức tang lễ cho người đã mất |
Tổ chức tang lễ cho chú dế |
Câu 2
Câu 2 (trang 18 Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 tập 2)
Hãy viết một câu sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích vai trò của dấu ngoặc kép trong câu đó.
Phương pháp giải:
Viết một câu bất kỳ có dấu ngoặc kép (nên liên quan đến học tập, bạn bè, hoặc gia đình).
Lời giải chi tiết:
- Câu: Trong lớp học của tôi, có một “kho tàng vô giá” chứa đựng những cuốn sách đa dạng: từ sách giáo khoa kiến thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập Toán và Tiếng Việt, đến sách học chơi cờ vua, sách tập yoga, sách về âm nhạc…
- Vai trò: Nhấn mạnh từ kho tàng được sử dụng với ý nghĩa đặc biệt là người có rất nhiều sách vở.
Câu 3
Câu 3 (trang 18 Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 tập 2)
Văn bản Con gái của mẹ có bao nhiêu phần?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và đếm số phần.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Con gái của mẹ có hai phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): mẹ dành cho con tình cảm.
- Phần 2 (phần còn lại): tình yêu thương mà Lam Anh dành cho mẹ.
Câu 4
Câu 4 (trang 18 Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6 tập 2)
Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:
Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đầy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đầy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng', 'phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?
(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...')
Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
(Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa)
Phương pháp giải:
Đọc kỹ các đoạn văn đã cho, tìm câu chủ đề của mỗi đoạn, đoạn nào không có câu chủ đề thì ghi rõ.
Lời giải chi tiết:
Câu chủ đề:
- Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.
- Đoạn 2: không có câu chủ đề.
Câu 5
Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỷ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức, có sử dụng dấu ngoặc kép, kể về kỷ niệm bất kỳ với một người thân (ông, bà, cha, mẹ,…)
Lời giải chi tiết:
Kỷ niệm đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm đó trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, em vừa mới bước ra khỏi nhà đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt chực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở 'Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá'. Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: 'Con ngoan biết lỗi là được rồi'. Một kỷ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.
Chú thích:
- “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật.
- 'Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá': trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật.