Đọc ngữ liệu tham khảo 1
Câu 1 (trang 55, SGK Ngữ Văn 11, tập 2):
Hiện tượng xã hội được thuyết minh là gì? Bản chất của hiện tượng đó là gì?
Phương pháp:
Đọc kỹ bài viết tham khảo để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Hiện tượng xã hội trong bài là: hiện tượng miệt thị ngoại hình.
- Bản chất của hiện tượng đó là phán xét, bình luận về ngoại hình của người khác.
Đọc ngữ liệu tham khảo 2
Câu 2 (trang 55, SGK Ngữ Văn 11, tập 2):
Các thẻ bên phải văn bản cho thấy người viết đã triển khai bài theo trình tự nào?
Phương pháp:
Đọc kỹ các thẻ bên phải.
Lời giải chi tiết:
Các thẻ bên phải cho thấy bài thuyết minh được triển khai theo trình tự không gian về vấn đề miệt thị ngoại hình. Từ việc nêu hiện tượng, giải thích bản chất, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp đều được trình bày logic và chặt chẽ.
Đọc ngữ liệu tham khảo 3
Câu 3 (trang 55, SGK Ngữ Văn 11, tập 2):
Bạn nghĩ nhận thức đúng về hiện tượng được thuyết minh có ý nghĩa gì?
Phương pháp:
Dựa trên kiến thức về thuyết minh để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nhận thức đúng về hiện tượng thuyết minh giúp triển khai bài thuyết minh hiệu quả. Nó tránh lạc đề, khai thác nhiều khía cạnh hơn, và làm rõ vấn đề chi tiết và hợp lý.
Viết thực hành
Đề bài: Tình trạng cuồng thần tượng thái quá.
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học và tra cứu từ sách, internet...
Lời giải chi tiết:
Cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều vấn đề xã hội mới, trong đó có tình trạng cuồng thần tượng thái quá của giới trẻ hiện nay.
Thần tượng ở đây chỉ những người có nhan sắc, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài hào nhoáng. Nhiều người xem thần tượng là hình mẫu lý tưởng và muốn làm mọi thứ như họ, từ quần áo, giày dép... Sự cuồng thần tượng thái quá là khi ai đó quá yêu thích một người, muốn gặp họ, mua đồ giống họ, luôn tưởng tượng về họ do sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông, dẫn đến mù quáng, lầm tưởng.
Nhiều người rơi vào trạng thái mù quáng và thiếu lý trí, tưởng tượng thần tượng yêu mình, theo dõi, bám đuôi thần tượng. Thậm chí, có người ngừng mọi hoạt động chỉ để chạy theo thần tượng. Nhiều người chi nhiều tiền mua tất cả các sản phẩm liên quan đến thần tượng, xem các buổi biểu diễn của họ. Những khoản chi phí này không nhỏ. Một ví dụ như John Hinckley, người hâm mộ nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster, đã ám sát Tổng thống Ronald Reagan để gây ấn tượng với nữ diễn viên. Hay một người cha ở Trung Quốc tự tử để mong con gái gặp thần tượng Lưu Đức Hoa. Việc thần tượng Kpop cũng bị chỉ trích khi giới trẻ có hành động cực đoan như dọa tự tử, tuyệt thực, gào khóc, gây ảnh hưởng đến bố mẹ, gia đình và xã hội.
Hậu quả của tình trạng này rất nghiêm trọng. Đa số những người cuồng thần tượng là giới trẻ, thậm chí là vị thành niên, họ xin tiền bố mẹ để theo đuổi thần tượng. Điều này ảnh hưởng đến học tập, gây phiền muộn cho gia đình, thậm chí đe dọa bố mẹ để đạt được mong muốn. Nhiều người trẻ chờ đợi thần tượng hàng giờ, ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý, cản trở công việc khác. Không chỉ vậy, chính thần tượng cũng bị ảnh hưởng khi người hâm mộ quá cuồng nhiệt, theo dõi, xâm phạm đời tư, và tấn công trên mạng xã hội khi phát hiện hành vi không như mong đợi.
Đây là tình trạng không ai mong muốn và cần cảnh giác. Đặt giới hạn trước khi mọi chuyện trở nên quá tệ. Từ những việc nhỏ như hạn chế theo dõi, tiết kiệm chi tiêu... để kiềm chế bản thân tránh cuồng thần tượng thái quá.
Thần tượng ai đó không xấu nhưng cần biết điểm dừng. Giữ đúng giá trị, nhận thức rõ sự khác biệt giữa thần tượng và hâm mộ. Phê phán hành động cuồng thần tượng quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình và xã hội.